Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động đã khẳng định để mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch hoạt động hiệu quả thì nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng được xem là nhân tố quan trọng.
Ngân hàng luôn khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Chính vì vậy, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cho vay đối với lĩnh vực này. Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 55/20/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/20/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó quy định nhiều cơ chế tín dụng ưu đãi khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. NHNN đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Đến nay kết quả cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Nghị định 55/20/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến cuối tháng 8/20, dư nợ cho vay lĩnh vực này đạt gần 27 nghìn tỷ đồng với trên 9.600 khách hàng còn dư nợ.
Doanh số cho vay trong 8 tháng năm 20 đạt khoảng nghìn tỷ đồng (doanh số năm 2022 khoảng nghìn tỷ đồng, năm 2023 trên 20 nghìn tỷ đồng). Từ đó, vốn tín dụng là một trong các nguồn lực quan trọng để người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ, sản xuất trong nhà kính, nhà lưới, áp dụng tưới nước tiết kiệm và chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế… đã được ngân hàng cho vay vốn đầu tư, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế; góp phần đưa các nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Là doanh nghiệp đang theo đuổi mục tiêu kinh doanh hướng tới các sản phẩm nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, đại diện CTCP Tập đoàn PAN cho biết, ngoài vốn đầu tư dài hạn, doanh nghiệp cũng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các mục đích tài trợ vốn lưu động với các kỳ hạn dưới 1 năm.
Theo đó, một phần nguồn vốn đầu tư cho mảng nông nghiệp, thủy sản của tập đoàn có được chi phí vốn hợp lý và thông thường là tốt hơn so với mặt bằng chung trên thị trường của các doanh nghiệp khác. Đại diện PAN cho rằng, điều này thể hiện khá rõ các chính sách ưu đãi của NHTM về tín dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung, các dự án nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đã và đang đi vào thực tế, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh.
Hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát triển sản xuất quy mô lớn
Là ngân hàng chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, ông Nguyễn Văn Bách - Trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank cho biết, ngân hàng vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi muốn mở rộng cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Đơn cử như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng làm thủ tục thế chấp vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn; Hay tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn chưa cụ thể, chưa cơ quan nào xác nhận các tiêu chí của dự án, nên NHTM thiếu căn cứ để xác định cho vay.
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn đang hạn chế. Đây là một yếu tố quan trọng, bởi lẽ, để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, trước tiên phải có vốn đầu tư lớn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường, đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, máy móc, công nghệ, đào tạo người lao động, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…
Một trong những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nữa là cần phải có diện tích đất quy mô lớn, ở vị trí thuận lợi cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên việc tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn còn nhiều bất cập. Ngoài ra, còn một loạt khó khăn khác liên quan đến công nghệ, thị trường tiêu thụ…
Từ thực tế trên, ông Bách đề xuất các cơ quan quản lý cần ban hành cơ chế chính sách, quy định rõ ràng, chi tiết về các khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Như vậy, khi doanh nghiệp muốn đầu tư có thể đánh giá, xem xét dựa trên các tiêu chí cụ thể để xây dựng kế hoạch đầu tư cũng như phương án vay vốn...
Về phía TCTD, khi có cơ sở pháp lý rõ ràng, những quy định, tiêu chí cụ thể cũng giúp ngân hàng xây dựng các chương trình hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tốt hơn. Vấn đề rất quan trọng trong sản xuất quy mô lớn là đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp, đồng hành của ngân hàng, ông Bách cho rằng, cần có sự vào cuộc, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước để phát triển các thị trường mới ngoài thị trường truyền thống, đặc biệt là các nghiên cứu xu hướng thị trường sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết, NHNN sẽ phối hợp với các bộ ngành, đơn vị liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/20/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chính sách cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Đặc biệt, một số chương trình ngành Ngân hàng đang đẩy mạnh như, chương trình cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản; cho vay phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và giảm phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
“Về phía các doanh nghiệp, hộ dân cũng cần tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị kinh doanh, hướng tới sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi số; tăng cường ứng dụng công nghệ số và tự động hóa vào các quy trình sản xuất, kinh doanh”, Phó Thống đốc lưu ý thêm.