Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế và tưởng niệm 198 năm ngày mất của bà Châu Thị Tế sẽ diễn ra từ ngày 9 – /11 với nhiều hoạt động ý nghĩa để khẳng định giá trị kênh Vĩnh Tế và tưởng nhớ, tôn vinh công lao của Thoại Ngọc Hầu phu nhân Châu Thị Tế.
Sứ mệnh trấn biên, khẳng định chủ quyền
Sự ra đời của kênh Vĩnh Tế (năm 18) là bước đi rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ biên giới Tây Nam của triều Nguyễn. Những giá trị con kênh này mang lại càng khẳng định chủ trương phát triển giao thông trên vùng biên giới của triều Nguyễn, là bước đi đúng đắn nhằm giải quyết 2 nhiệm vụ bức thiết là phát triển vùng đất mới và thiết lập thế trận phòng thủ biên cương, khẳng định chủ quyền đất nước.
Với chính sách quốc phòng dựa vào tiềm lực nội tại, triều Nguyễn đã nỗ lực thiết lập thế trận phòng thủ biên giới trên cơ sở phát huy sự quan yếu của các tuyến đường thủy trọng yếu. Trong đó, kênh Vĩnh Tế được xem “mũi kim” khai thông “nguyệt đạo” làm cho mạch máu giao thông từ Châu Đốc đến Hà Tiên được vận hành trơn tru để kết nối vùng biên giới Tây Nam thành một dải.
Theo sử liệu triều Nguyễn, công trình đào kênh Vĩnh Tế kéo dài 91km qua 5 năm thi công (1819 - 18) với ba đợt: Kênh Châu Đốc - Hà Tiên được khởi đào từ ngày rằm tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819); sau hai năm tạm ngưng, kênh Vĩnh Tế được tiếp tục khởi công giai đoạn 2 từ tháng 2 đến tháng 5 năm Quý Mùi (1823); đợt cuối cùng thực hiện vào tháng 2 năm Giáp Thân (18), số lượng bề dài của con kênh còn lại chỉ 1.700 trượng (4.352m) kể từ cuối rạch Giang Thành trở vào.
Kênh Vĩnh Tế được đào song song với đường biên giới Việt Nam - Campuchia, bắt đầu từ bờ Tây sông Châu Đốc thuộc phường Vĩnh Nguơn (thành phố Châu Đốc, An Giang) thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đã tạo ra một hệ thống thủy lợi thượng nguồn quan trọng cho vùng Tứ giác Long Xuyên, góp phần khai phá, cải tạo và phát triển vùng đất này. Đến hiện tại, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của Nhân dân Việt Nam.
Qua 200 năm lịch sử cho đến nay, kênh Vĩnh Tế được ghi nhận là kênh đào thủ công quý giá của vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, khẳng định chủ quyền bờ cõi và làm nên vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long trù phú. Kênh Vĩnh Tế còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, việc xây dựng kênh Vĩnh Tế là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và đồng lòng của hàng ngàn người dân, đây chính là nét đẹp văn hóa của con dân nước Việt.
Công lao của danh thần Thoại Ngọc Hầu và bà Châu Thị Tế
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (SN 1761), một danh thần của nhà Nguyễn, công thần trong việc gầy dựng cơ nghiệp của vua Gia Long (Nguyễn Ánh), người có nhiều công lao to lớn đối với đất nước, vùng đất Nam Bộ và đặc biệt là vùng đất An Giang. Tầm nhìn chiến lược và những công trình ông để lại hậu thế không những đã đặt nền móng cho quá trình khẩn điền, mở cõi vùng Nam Bộ trong thế kỷ XIX, mà còn mang ý nghĩa đặc biệt đến hôm nay và mai sau.
Chánh thất của ông Nguyễn Văn Thoại là bà Châu Thị Tế (SN 1766), con cụ ông Châu Vĩnh Huy và cụ bà Đỗ Thị Toán. Vào những năm giữa thế kỷ XVIII, gia đình bà Châu Thị Tế cũng từ miền Trung vào Nam, đến vùng đất cù lao Dài khai khẩn, biến vùng đất này trở thành nơi trù phú.
Sau khi nhà Nguyễn được thành lập vào năm 1802, với vai trò là “khai quốc công thần”, Nguyễn Văn Thoại được triều đình giao cho nhiều chức vụ quan trọng, như: Trấn thủ Lạng Sơn, Trấn thủ Định Tường, Bảo hộ Chân Lạp (Campuchia)... Vì lẽ đó, Châu Thị Tế đã cùng chồng “đồng cam cộng khổ”, “chia ngọt sẻ bùi” từ Nam ra Bắc và ở tận xứ Chân Lạp xa xôi.
Năm 1817, Nguyễn Văn Thoại được bổ nhiệm làm Trấn thủ Vĩnh Thanh đã mở ra một chương mới trong sự nghiệp “kinh bang tế thế” của ông bà. Ở đâu, vợ chồng ông bà cũng để lại nhiều ân đức. Vào năm 1818, Trấn thủ Nguyễn Văn Thoại được vua Gia Long giao nhiệm vụ đào, vét con kênh nối từ Đông Xuyên thông ra Rạch Giá.
Đến năm 1826, bà Châu Thị Tế đã trút hơi thở sau cùng tại Châu Đốc. Nhằm ghi nhận công lao của người phụ nữ tài đức vẹn toàn, vua Minh Mạng đã ra dụ phong cho bà là “Nhàn Tĩnh phu nhân”.Với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của vùng đất Châu Đốc - núi Sam từ thuở khai hoang, bà Châu Thị Tế đã trở thành nhân vật lịch sử đặc biệt của nơi này, bên cạnh tên tuổi danh thần Thoại Ngọc Hầu. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử được vua cho lấy tên đặt cho tên sông, tên núi, tên làng.
Tưởng niệm 198 năm ngày mất của bà Châu Thị tế và 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế là dịp để khẳng định giá trị kênh Vĩnh Tế, một công trình thủy lợi lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kênh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của vùng đất An Giang và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân đối với địa phương, tôn vinh công đức người xưa để thế hệ trẻ học tập noi theo.
Góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến người dân, du khách giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc về vùng đất, con người và những tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Các nghi thức truyền thống tưởng niệm 198 năm ngày mất bà Châu Thị Tế (1826-20) diễn ra trong 2 ngày 14,/11/20 bao gồm: Lễ cúng Tiên thường; Lễ cúng Chánh Tế. Các nghi thức được tổ chức tại Di tích cấp quốc gia Lăng Thoại Ngọc Hầu, phường núi Sam, thành phố Châu Đốc.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai” được tổ chức vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 14/11, tại hội trường Thành ủy Châu Đốc.
Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (18-20), dự kiến sẽ truyền hình trực tiếp vào tối ngày ngày 14/11, tại Trung tâm thương mại Vĩnh Đông, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, trước đó là tiến hành lễ dâng hương.
Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, triển lãm ảnh nghệ thuật, không gian ẩm thực, trưng bày sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm)…