Trước diễn biến tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023-20, tại Bạc Liêu và Sóc Trăng, ngành chức năng 2 tỉnh này đã đề ra nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng trên.
Tại Bạc Liêu: Để ứng phó với các tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023-20, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp ứng phó hạn mặn bảo vệ sản xuất.
Ông Ngô Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Để ứng phó với các tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023-20, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau.
Đồng thời, đề nghị các cấp ngành chuẩn bị kế hoạch ứng phó phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-20 theo kịch bản 2 với giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023-20 gay gắt tương đương mùa khô 20-2016.
Để thực hiện có hiệu quả kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của UBND tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cụ thể và khuyến cáo người dân cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, củng cố ô đê bao, trạm bơm, trang bị những động cơ bơm di động để khi có nắng hạn kéo dài gây thiếu nước ngọt sẽ có giải pháp đảm bảo tưới tiêu nước phục vụ sản xuất.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn để đảm bảo năng suất lúa. Đồng thời, nông dân cần gia cố bờ bao tích trữ nước ngọt, cùng với đó là theo dõi diễn biến mặn trên đồng ruộng và kênh rạch để áp dụng các biện pháp thay nước để giảm mặn trên ruộng.
Bên cạnh việc cơ cấu lại lịch mùa vụ để chủ động ứng phó và giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp còn quan tâm vận hành điều tiết nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi tôm một cách phù hợp. Ngành nông nghiệp cũng đầu tư trên 21 tỷ đồng thực hiện duy tư, sửa chữa cống, trạm bơm, máy bơm; triển khai kế hoạch đắp 448 đập tạm để tổ chức bơm chuyền cấp và trữ nước ngọt cho lúa đông xuân phòng, chống hạn mặn.
Cùng với ngành nông nghiệp, các địa phương cũng đầu tư hạ tầng, nhất là đầu tư xây dựng mới các cống, nạo vét các tuyến kênh thủy lợi để bảo vệ sản xuất lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.
Tại tỉnh Sóc Trăng: Tình hình nước mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm 20 diễn biến phức tạp, cao điểm từ tháng 2-3/20. Các vùng có nguy cơ cao như, huyện Trần Đề, huyện Long Phú và huyện Kế Sách (không có cống ngăn mặn). Các vùng còn lại có đê bao và cống ngăn mặn, trữ ngọt nhưng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu xâm nhập mặn diễn ra gay gắt như: huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Tú, huyện Cù Lao Dung và TP. Sóc Trăng.
Để đối phó với tình hình trên các địa phương trong tỉnh đã chủ động ứng phó nhanh, kịp thời và có hiệu quả trước tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 – 20, trong đó tập trung mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống xâm nhập mặn, đảm bảo thực hiện tốt trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Như tại huyện Cù Lao Dung, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn thông tin tuyên truyền, hướng dẫn từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn. Ngành chức năng thực hiện tốt dự báo tình hình mặn xâm nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng ; theo dõi chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước trên các sông, rạch để vận hành hệ thống cống để người dân chủ động trữ nước tưới phục vụ sản xuất.
Đối với huyện Long Phú, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền diễn biến tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng; đặc biệt thông tin về số liệu đo mặn hàng ngày tại các trạm quan trắc đến lãnh đạo UBND huyện, xã, thị trấn và các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook) để người dân ứng phó. Huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp ứng phó hạn hán xâm nhập mặn như đắp đập tạm, bờ bao cục bộ, trữ nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất,....
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, hiện nay, độ mặn đang ở mức cao. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Sở đề nghị các địa phương chủ động tăng cường công tác thông tin về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân ứng phó kịp thời; sử dụng nước ngọt tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chia sẻ nguồn nước trong hoạt động sản xuất tại địa phương.
Đồng thời, các địa phương chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước vào bơm, tưới trong sản xuất nông nghiệp. Người dân cần tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến cáo của ngành chuyên môn trong thời gian diễn ra xâm nhập mặn. Ngành chức năng vận hành hợp lý công trình thủy lợi và khuyến cáo người dân tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.