Chính trị

Bài 2: “Tinh thần đổi mới” trong hoạt động giải trình

13/11/20 09:39

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao, chuẩn hóa hoạt động giám sát của Quốc hội, đặc biệt hoạt động giải trình các phiên họp tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, sự ra đời của Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH đã trở thành luồng sinh khí mới, “thay da đổi thịt” hoàn toàn những phiên họp giải trình sau đó.

bia-bai-2.jpg

Xuất phát từ mục tiêu nâng cao, chuẩn hóa hoạt động giám sát của Quốc hội, đặc biệt hoạt động giải trình các phiên họp tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, sự ra đời của Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH đã trở thành luồng sinh khí mới, “thay da đổi thịt” hoàn toàn những phiên họp giải trình sau đó.

Từ định hướng trên, Quốc hội và các cơ quan nhà nước đã gặt hái được nhiều kết quả ngoài mong đợi trong các phiên họp, chứng minh tính thực tiễn của Nghị quyết đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Đồng thời, Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH cũng trở thành “sợi chỉ đỏ” nối dài tinh thần “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”, là nền tảng để các cá nhân, các cơ quan ban ngành chủ động giải trình một cách chuyên sâu không chỉ trước Quốc hội mà còn trước cử tri.

"Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được"

Hoạt động giải trình tại các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc hội được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả rõ rệt sau gần 10 tháng ban hành Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH.

Nếu nói phiên giải trình lần đầu được tổ chức trong lịch sử hoạt động Quốc hội vào năm 2010 đã mang đến hiệu quả “nhìn thấy ngay, có tác động ngay và kịp thời luôn đến các bộ, ngành” thì các phiên giải trình sau khi Nghị quyết ra đời đã trở thành minh chứng cho “tinh thần đổi mới”, “đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định về tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm.

anh-1-bai-2.jpg

Ngay sau khi Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH được ban hành, Ủy ban Xã hội đã tổ chức phiên giải trình ngày 04/05/20 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử (chứa nicotine - chất gây nghiện), thuốc lá nung nóng. Thông qua phiên giải trình, các bộ ban ngành nghiêm túc triển khai các kiến nghị, thống nhất nhận thức về phương thức quản lý các sản phẩm cũng như nâng cao trách nhiệm trong công tác theo dõi, giám sát của Ủy ban Xã hội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục đối với tình hình sử dụng thuốc lá điện tử trong xã hội, đặc biệt là thanh thiếu niên.

Phiên giải trình không chỉ minh bạch trước đồng bào cử tri về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống tác hại thuốc lá điện tử mà còn đặt ra các câu hỏi sắc bén, nêu rõ thực trạng buôn lậu thuốc lá tiềm ẩn nhiều nguy cơ hủy hoại sức khỏe, hủy hoại giống nòi. Theo báo cáo của Bộ Y tế, nhóm tuổi từ đến tuổi là nhóm tuổi sử dụng thuốc lá nhiều nhất với tỷ lệ 7,3%, gấp 2 lần so với nhóm tuổi 25 đến 44 tuổi (3,2%) và gấp 5 lần so với nhóm tuổi từ 45 đến 64 tuổi (4,1%). Từ những số liệu trên, đại biểu Huỳnh thị Phúc, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thẳng thắn đưa ra thắc mắc, trước khi ban hành luật cấm việc sử dụng, mua bán thuốc lá điện tử, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chuyên đề hay chưa. Đồng thời, một số các Đại biểu Quốc hội còn bày tỏ băn khoăn về việc “căn cứ nào Bộ Y tế muốn cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, còn Bộ Công Thương lại muốn hợp pháp hóa”.

Trước những tranh luận gay gắt trên, Bộ trưởng Bộ Y Tế Đào Hồng Lan giải trình rằng trước mắt, Bộ Y Tế đang nghiên cứu đề xuất Chính Phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Xét về lâu dài, Bộ Y tế sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng hoàn toàn tán thành quan điểm trên và đề cao việc bảo vệ sức khỏe toàn dân trước tác hại của “thuốc lá thế hệ mới” này.

Theo Kết luận số 2513/KL-UBXH ngày 04/05/20 của Ủy ban xã hội tại Phiên giải trình, Quốc hội giao Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá và công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhằm tuyên truyền sâu rộng đến người dân, đặc biệt là các thanh thiếu niên, góp phần ngăn chặn các sản phẩm này. Thường trực Hội đồng dân tộc, thường trực Ủy ban của Quốc hội đã chủ động theo dõi, kịp thời đôn đốc Bộ Y tế thực hiện trách nhiệm theo kết luận tại phiên giải trình ngày 04/05/20. Chỉ trong vòng 05 tháng từ khi ban hành Kết luận, ngày 29/10/20 Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo Công bố tác hại của thuốc lá điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như thống nhất phương án cấm với sự nhất trí từ các Bộ, ban ngành có liên quan.

Như vậy, có thể khẳng định rằng Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Quốc hội thông qua hoạt động giải trình đã giải quyết kịp thời các vấn đề có tính thời sự, nổi cộm trong cuộc sống, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, thể hiện tinh thần đổi mới, “đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được” của Nghị quyết.

Thực tiễn hoạt động giải trình tại các địa phương

Tại Khoản 3, Điều 4, Nghị quyết quy định đại diện lãnh đạo Bộ, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cá nhân khác có liên quan đến thẩm quyền quản lý nhà nước có quyền được yêu cầu tham gia giải trình.

Như vậy, thông qua việc quán triệt Nghị quyết, không chỉ Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, mà thường trực HĐND tỉnh cũng có trách nhiệm quyết liệt cải thiện chất lượng trong các phiên giải trình. Chỉ có sự thờ ơ, vô trách nhiệm, sơ sài, không nhận thức được đầy đủ tính cấp bách của hoạt động giải trình mới dẫn đến tình trạng đại biểu không chịu hỏi, không chịu nói và không chịu nghe các bên liên quan cung cấp thông tin để làm rõ trách nhiệm, giải quyết vấn đề nóng của xã hội. Nghị quyết không chỉ tạo sự thống nhất về nhận thức từ trên xuống dưới mà đã và đang từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện về chất lượng so với các phiên giải trình trước đây.

Nhìn nhận ở góc độ thực tiễn, Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH là cơ sở nhằm định hướng tổ chức phiên giải trình đối với Thường trực HĐND cấp tỉnh khi mà địa phương vẫn chưa có nhiều văn bản hướng dẫn. HĐND cấp tỉnh phải bám sát tinh thần của Nghị quyết, nắm bắt toàn diện cụ thể, tình hình, thống nhất, đồng thời phân công rõ trách nhiệm thực hiện từng vấn đề đối với người được trao quyền.

anh-2-bai-2.jpg

Tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa phương có chuyển biến mạnh mẽ và bứt phá rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giải trình sau khi Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH được ban hành. Các phiên giải trình lồng ghép với các phiên họp hằng tháng, quý để tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn đảm bảo nội dung chuyên sâu, lựa chọn trúng, đúng vấn đề yêu cầu giải trình, không ngại va chạm, nể nang. Kết quả ban đầu đã chứng minh cụ thể tại phiên giải trình chiều ngày /09/20 do Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk tổ chức vạch ra 02 nhóm vấn đề cốt yếu bao gồm cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nguyên liệu hóa thạch như than, dầu, khí,…

Bên cạnh việc tổ chức, việc thực hiện kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất gạch thủ công nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về phương án hỗ trợ, bố trí ngân sách đã được tiến hành nhanh chóng, khẩn trương. Như vậy, có thể nhận thấy, phương thức giải trình đã không còn tập trung chủ yếu theo hướng trình bày, báo cáo mà gắn liền với việc kiểm tra, xác minh và giải quyết đến cùng. Chính quyền địa phương không còn đặt mình trong vị thế “bị nói, bị giải trình” một cách thụ động.

Ngược lại, chính quyền địa phương chủ động “được nói, được giải trình”, dám chịu trách nhiệm về những vấn đề quan trọng, thực sự “làm cho dân yêu, dân phục, dân tin”. Kết quả tiêu biểu khác đó là thông qua chỉ đạo, giám sát, theo dõi, đôn đốc kịp thời của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ giải quyết hồ sơ trễ hạn đất đai trong 07 tháng đầu năm 20 đã giảm còn 0,71% so với tỷ lệ 3,4% năm 2023. Từ đó, tỉnh Đắk Lắk vươn mình xếp vị trí 18/63 tỉnh, tăng 17 bậc so với năm 2022 về chỉ số tiếp cận đất đai.

Sức mạnh “cánh tay nối dài” giữa chính quyền với cử tri

Không chỉ các phiên giải trình của thường trực HĐND cấp tỉnh mang đến “tinh thần đổi mới”, không khí tranh luận sôi nổi, kiến tạo mà ngay cả các phiên giải trình của thường trực HĐND cấp huyện cũng kế thừa và lan tỏa sức mạnh “cánh tay nối dài” từ trung ương đến địa phương, từ cơ quan dân cử đến cử tri.

anh-3-bai-2.jpg

Tiêu biểu như phiên giải trình của HĐND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An được tổ chức nhằm tháo gỡ vướng mắc về tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch tập trung chưa đạt 20%. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên do nhiều dự án triển khai đầu tư cầm chừng, công suất của nhà máy nước không đáp ứng nhu cầu của người dân. Thông qua phiên giải trình được tổ chức bài bản và xoáy sâu vào vấn đề bức xúc của người dân, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch đã tăng cao từ chưa đạt 20% lên 25.61%, số lượng xã được dùng nước sạch tăng từ 5 lên 11 xã. Bên cạnh đó, HĐND huyện đẩy mạnh xúc tiến dự án đấu nối nước từ Nhà máy nước Hoàng Mai về cho người dân, chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty cấp nước Quỳnh Lưu nâng cao gấp 03 lần từ 10.000 m3/ngày đêm như trước đây sang 30.000 m3/ngày đêm.

Phiên giải trình của HĐND huyện Quỳnh Lưu đã và đang thực hiện đúng “tinh thần đổi mới” của Nghị quyết một cách nghiêm túc. Phiên giải trình chất lượng, “bóc tách” từng khó khăn, vướng mắc không chỉ của cử tri các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, các doanh nghiệp cung ứng nước sạch mà còn đưa ra giải pháp và nâng cao trách nhiệm của các bên có liên quan.

Thực tiễn đã chứng minh, khi và chỉ khi hoạt động giải trình có hiệu quả, thôi thúc mạnh mẽ tinh thần trách nhiệm, thực hiện cam kết, giữ trọn lời hứa với cử tri của người được trao quyền thì Nghị quyết số 969/NQ-UBTVQH mới hoàn thành đúng sứ mệnh chuẩn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động giải trình của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội nói chung, hoạt động giải trình tại địa phương nói riêng.

Thực hiện: Trung úy Nguyễn Nhật Anh - Trung úy Nguyễn Thị Khánh Hà - Thanh Trà
Ảnh: Báo Công lý - Quochoi.vn - Bloomberg

daidien-bai-2.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bi 2: “Tinh thần đổi mới” trong hoạt động giải trình