Đời sống

Bàn giải pháp phát triển khai thác thủy sản bền vững

Thành Phan 11/04/2025 - :40

Ngày 11/4, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã phối hợp tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm.

Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ TN&MT Phùng Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang, lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đại biểu 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Hiện nay, cả nước có hơn 82.000 tàu cá và 2.000 cơ sở chế biến; 78 cảng cá, 80 khu neo đậu. Nghề khai thác thủy sản đã và đang tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động; tăng trưởng trung bình 3%/năm, giai đoạn 2010-20; đóng góp 10% GDP ngành nông nghiệp; sản lượng khai thác đứng thứ 7 thế giới.

img_20250411_145456.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay còn một số tồn tại như, tình trạng khai thác quá mức, hiệu quả kinh tế thấp; hoạt động khai thác bất hợp pháp phổ biến; sản xuất manh mún, tự phát, thiếu chuỗi liên kết.

Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi nghề, cắt giảm tàu cá tại các địa phương trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức, số lượng tàu khai thác được chuyển đổi nghề còn rất thấp; một số mô hình chuyển đổi nghề đã được triển khai thực hiện nhưng đạt hiệu quả chưa cao, thậm chí có mô hình đã thất bại sau một thời gian triển khai thí điểm…

img_20250411_145550.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cho biết, trong lĩnh vực thủy sản, Thanh Hóa hiện có tổng số tàu cá là 6.613 chiếc, đứng đầu khu vực miền Bắc, đứng thứ 12 cả nước; có 8 cảng cá, 4 khu neo đậu tránh trú bão có sức chứa hơn 2.000 tàu cá phục vụ cho tàu cá cập cảng, neo đậu tránh trú bão; có 28 cơ sở đóng, sửa tàu cá; có 80 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản; lao động nghề cá khoảng 44.000 người; sản lượng thủy sản năm 20 đạt 219.702 tấn; tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản đạt 6,6%, giá trị sản xuất đạt 14.512 tỷ đồng…

Để phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, ngư dân sẽ có định hướng, giải pháp hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh để đưa ngành thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức hiện nay…

khaithac.jpg
Các đại biểu cùng nhau thảo luận đưa ra các giải pháp phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các chương trình, đề án thực hiện chiến lược theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng và đẩy mạnh bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&MT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Việc khai thác thủy sản phải gắn với chống IUU, trong đó chú trọng việc thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá, thiết bị giám sát hành trình; truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Đồng thời, tập trung rà soát lại cơ cấu đội tàu, cơ cấu nghề khai thác, tập trung nâng cao trang thiết bị, đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; quan tâm hơn tới việc đào tạo nghề cho ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm khai thác IUU.

Các địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền để thúc đẩy cắt giảm khai thác, phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, tăng cường bảo tồn biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân phù hợp điều kiện thực tế; Ưu tiên bố trí nguồn lực cho các khu bảo tồn biển hoạt động có hiệu quả cả về nhân lực, tài chính, hạ tầng, trang thiết bị. Xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân sang các sinh kế khác phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bn giải pháp phát triển khai thác thủy sản bền vững