Môi trường

Bão số 6 hoàn lưu rộng, có khả năng gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung

Duy Uyên 25/10/20 16:54

Chiều 25/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp triển khai công tác phòng chống bão số 6 (bão TRAMI).

Cảnh báo mưa lớn diện rộng, đề phòng ngập lụt đô thị

Báo cáo tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 6 là cơn bão có hoàn lưu rộng nên vùng gây mưa rất rộng từ 500 - 600 km.

Cơn bão này có nhiều thay đổi từ khi hình thành. Từ hôm qua (/10) đến nay, bão tương đối ổn định, dự báo sẽ đi vào khu vực miền Trung.

khiem2.jpg
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

Lúc 13h ngày 26/10, bão đạt cường độ mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa.

Dự báo 13h ngày 27/10, bão trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 180 km với cường độ cấp 10-11, giật cấp 14.

Rạng sáng 28/10, bão đổi hướng Đông Đông Nam trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ với cường độ cấp 10, giật cấp 12; sau đó di chuyển theo hướng Đông và tiếp tục suy yếu.

Về tác động mưa, bão số 6 có hoàn lưu rất rộng, ở phía Tây của tâm bão có thể gây ra mưa rất lớn.

Dự báo khu vực từ Quảng Trị - Quảng Ngãi sẽ có mưa từ 300 - 500mm, cục bộ ở tâm mưa có thể trên 700mm. Với khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Tây Nguyên... sẽ xảy ra mưa từ 100 - 200mm.

Do hoàn lưu bão khá rộng, tập trung chủ yếu ở phía Tây nên khuyến cáo người dân không quá chú tâm vào tâm bão vì ngay khi bão chưa vào đã ảnh hưởng đến đất liền.

Các địa phương cần lưu ý mưa lũ khu vực Trung Bộ, mực nước một số sông có thể lên đến báo động 2, báo động 3 và một số vấn đề ngập úng đô thị.

Nhìn lại bão số 3 để chủ động ứng phó bão số 6

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, chúng ta nhìn lại bão số 3 để chủ động ứng phó với bão số 6. Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần có sự chuẩn bị cao nhất để tránh sau khi bão đi qua rồi “không ngờ”.

Mỗi địa phương có kịch bản cụ thể với việc di dời, sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế tối đa thiệt hại.

baoso6.jpg
Các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão tham dự họp trực tuyến

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cũng nhấn mạnh, đây là cơn bão đầu tiên ảnh hưởng vào khu vực miền Trung, đường đi và diễn biến còn phức tạp, có thể gây mưa lớn trong những ngày tới. Bão số 3 đã gây ra trận lũ lụt khủng khiếp sau 70 năm ở miền Bắc; dự báo cơn bão này có thể gây ra lũ lụt như năm 2020 ở miền Trung.

Bão đang rất mạnh ở trên biển cùng lượng mưa rất lớn. Bão đổ bộ đất liền lúc triều cường thấp, mực nước ở các hồ chứa đang thấp nên tác động sẽ giảm. Tuy nhiên, các địa phương cần lưu ý, cơn bão này có thể không lớn, nhưng thời gian lưu sóng rất lâu nên khả năng gây sạt lở bờ biển rất lớn.

“Địa phương thông tin tuyên truyền đến người dân đầy đủ nhất có thể. Tránh như cơn bão số 3, dự báo rất sát nhưng người dân còn tâm lý chủ quan. Các địa phương cần nghiên cứu cấm biển dài hơn vì đây là cơn bão có sóng lớn, có khả năng vào rồi quay ra”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Về phòng chống sạt lở, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý các địa phương chủ động trong di dân, có phương án hạn chế tối đa các trường hợp có người chết, mất tích do sạt lở. Các địa phương có thể tiến hành rà soát một số điểm có nguy cơ sạt lở bằng để chủ động tính toán lại phương án đề phòng sạt lở.

Các ngành, địa phương sẵn sàng ứng phó bão số 6

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; trong đó có 35 tàu/184 người (Quảng Ngãi) hoạt động khu vực Bắc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa.

Hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm, các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đang di chuyển vòng tránh.

Về sản xuất nông nghiệp, lúa vụ mùa khu vực Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Phú Yên đã thu hoạch 45.4ha/116.677ha. Hiện khu vực còn 71.253 ha chưa thu hoạch tập trung tại các tỉnh: Bình Thuận 43.253ha, Ninh Thuận .091ha, Khánh Hoà 6.191ha, Phú Yên 3.581ha, Bình Định 2.763ha.

botruong.png
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai, để sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, các Bộ ngành, địa phương tập trung triển khai Công điện số 110/CĐ-TTg ngày /10/20 của Thủ tướng Chính phủ và các công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các địa phương rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn, nhất là thông tin về bão đổi hướng; tổ chức sắp xếp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Có các biện pháp bảo đảm an toàn đối với các hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, cửa sông, ven biển; kiên quyết sơ tán người dân trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão ảnh hưởng trực tiếp. Địa phương căn cứ tình hình cụ thể, chủ động quyết định việc cấm biển đối với tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch.

Ông Vũ Xuân Thành đề nghị các địa phương tập trung thu hoạch diện tích lúa Mùa đã đến kỳ thu hoạch; thu hoạch sớm sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch; sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bão số 6 hon lưu rộng, c khả năng gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung