Sáng 8/10, Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT tổ chức cuộc họp trực tuyến với các ban, ngnh v địa phương c liên quan để ứng ph với bão số 7.
Bão số 7 sẽ gây mưa lớn diện rộng
Thông tin tại cuộc họp, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, hiện bão số 7 đang mạnh cấp 8, trong h tới bão sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc do áp cao cận nhiệt đới đang suy yếu. Tốc độ di chuyển khoảng 10km/h và tiếp tục mạnh thêm.
Tuy nhiên, khi bão di chuyển tới đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão sẽ suy yếu một chút. Nhưng khi bão vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ thì cường độ sẽ mạnh trở lại.
Theo ông Lâm, thời điểm bão vào Vịnh Bắc Bộ khả năng cao sẽ lấn mạnh về phía Tây. Bắt đầu từ đêm 9/10, một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới miền Bắc và được tăng cường mạnh hơn vào các ngày 10-11/10.
"Chính vì vậy, khi bão vào Vịnh Bắc Bộ sẽ chịu tác động bởi các yếu tố trên đã ảnh hưởng và làm cho diễn biến cường độ, quỹ đạo, mưa, gió của cơn bão này còn phức tạp" - ông Lâm cho biết.
Ông Lâm đưa ra nhận định, khả năng cao nhất bão số 7 sẽ gây ra một đợt mưa lớn diện rộng cho khu vực Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Trong ngày 8/10, mưa sẽ còn rất to ở khu vực Quảng Bình – Quảng Ngãi và Kon Tum, lượng mưa phố biến khoảng 50-80mm có nơi trên 100mm. Từ tối hôm nay (8/10), các khu vực phía Nam mưa sẽ giảm nhanh.
Khẩn trương kêu gọi các tàu thuyền vào tránh, trú
Tại cuộc họp, Đại tá Nguyễn Đình Hưng - Phó trưởng phòng Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, hiện vẫn còn 4.557 tàu thuyền hoạt động ở ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ninh. Căn cứ vào diễn biến của bão sẽ tiếp tục đôn đốc các đơn vị từ Quảng Ninh đến Nghệ An kêu gọi các tàu, thuyền này di chuyển vào bờ để đảm bảo an toàn, kiên quyết sẽ không để các phương tiện này nằm trong vùng nguy hiểm.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT đề nghị các địa phương phải khẩn trương kiểm đếm, thông tin và hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền trên biển ra khỏi vùng nguy hiểm của bão hoặc vào nơi tránh trú an toàn. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố căn cứ vào hình thực tế để tiến hành cấm biển cho phù hợp.
"Các địa phương cần hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tránh trú bão an toàn và tạo điều kiện cho các tàu thuyền nơi khác vào tránh bão, có phương án phòng chống dịch Covid-19, tránh lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, các tỉnh cần tiếp tục thực hiện bắn pháo hiệu để cảnh báo cho ngư dân trên biển nắm được về cơn bão số 7" - ông Tiến nhấn mạnh.
Đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven bờ, ông Tiến đề nghị các địa phương cần có kế hoạch sơ tán dân đến nơi an toàn trước khi bão vào và có phương án bảo vệ tài sản cho người dân.
Ảnh hưởng của bão số 7 có thể sẽ gây mưa lớn cho nhiều khu vực, ông Tiến đặc biệt lưu ý các đơn vị quản lý hồ thủy lợi, thủy điện phải theo dõi sát mực nước của hồ hiện tại, dự báo lũ đổ về để có phương án vận hành cho an toàn, tránh thiệt hại cho hạ du.
Về các vùng thấp, trũng có nguy cơ ngập lụt, ông Tiến yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát để có kế hoạch sơ tán dân đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài tại miền Trung và Tây Nguyên, hàng loạt hồ chứa xả tràn
Thông tin cập nhật từ các địa phương cho biết, đợt mưa lớn từ 4-7/10 tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, có tổng lượng mưa phổ biến 0-300mm. Một số trạm mưa lớn như: A Vao (Quảng Trị) 543mm; A Bung (Quảng Trị) 423mm; Hồ Mỹ Xuyên (Thừa Thiên Huế) 374mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 353mm; thủy điện sông Tranh 3 (Quảng Nam) 382mm; Bình Tân (Quảng Ngãi) 410mm; Lý Sơn (Quảng Ngãi) 383mm; Phú Quý (Bình Thuận) 335mm.
Dự báo từ ngày 8-9/10, trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi và Kon Tum.
Tính đến sáng nay, 8/10 các hồ thủy điện khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ dung tích các hồ đạt khoảng 20-90% dung tích thiết kế. Một số hồ thủy điện có dung tích lớn hơn như: Chi Kê: 100%; A Lưới 99,9%; An Khê: 99%; Sê San 4A 100%; Đồng Nai 2: 99%; Srok Phu Miêng: 98%.