Văn hóa - Du lịch

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm của người Khmer Sóc Trăng

Trần An 06/11/20 - :03

Nhạc Ngũ âm là loại hình âm nhạc hòa tấu mang tính chất nghi lễ và tôn giáo, luôn được gắn chặt với ngôi chùa cùng các sinh hoạt nghi lễ Phật giáo Tiểu thừa, các chùa và phun sóc của người Khmer các tỉnh ĐBSCL nói chung và người Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Loại hình âm nhạc đặc sắc của đồng bào Khmer

Nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer (Pinn Peat) là một dàn nhạc được hợp thành bởi 05 bộ nhạc cụ được làm từ 05 loại chất liệu khác nhau tạo nên 05 âm sắc riêng biệt: bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da.

Trong đó, mỗi bộ sẽ có một, hai hoặc ba loại nhạc cụ tham gia tạo nên biên chế hoàn chỉnh của dàn nhạc Ngũ âm truyền thống gồm loại 9 nhạc cụ: Kèn Srolai Pinn Peat (Bộ hơi); đàn Rôneat Ek, Rôneat Thung (Bộ mộc); Rôneat Đek (Bộ sắt); Kuông Vông Tôch, Kuông Vông Thum, Chhưng (Bộ đồng); Trống Samphô, Trống Skô Thum (Bộ da).

Nhạc Ngũ âm của người Khmer tương ứng với 05 âm sắc được phát ra từ các nhạc cụ được làm bởi 05 loại vật liệu gồm: đồng, sắt, gỗ, da và hơi. Điều này được quan niệm bắt nguồn từ sự gắn liền với 05 yếu tố trong nguyên lý ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

z600469600_782e0c17c07e36acbf5d0db610385e.jpg
Dàn nhạc Ngũ âm được hợp thành bởi 05 bộ nhạc cụ được làm từ 05 loại chất liệu khác nhau: bộ đồng, bộ sắt, bộ mộc, bộ hơi và bộ da.

Về không gian và phạm vi hoạt động, nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng luôn được gắn chặt với ngôi chùa cùng các sinh hoạt nghi lễ Phật giáo Tiểu thừa và tang ma của tộc người. Đại đa số dàn nhạc Ngũ âm đều được cất giữ, bảo quản tại chùa và hầu như chùa nào cũng có ít nhất một dàn nhạc.

Nhạc Ngũ âm truyền thống vừa mang hình thức “phức tiết tấu,” nhưng đồng thời, cũng mang tính hệ thống, quy cách, khuôn mẫu và trang nghiêm, được tuân thủ nghiêm ngặt. Các tầng phức điệu, bài bản chỉ được truyền miệng nên lại tạo nên sự ngẫu hứng, ứng tấu, ứng khẩu của âm nhạc Ngũ âm, có thể có nhiều dị bản, sắc thái hay biến tấu riêng trong cách diễn tấu của từng nhạc công, từng dàn nhạc, từng địa phương hay từng thời điểm khác nhau.

Ngày 20/12/2019, Nhạc ngũ âm của người Khmer ở Sóc Trăng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn phát triển nhạc Ngũ âm truyền thống

Hiện nay, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm truyền thống của người Khmer không còn giới hạn trong nhà chùa và trong các sinh hoạt nghi lễ tôn giáo và tang ma nữa. Thay vào đó, nhạc Ngũ âm đã được tổ chức lưu giữ, trình tấu và truyền dạy ở nhiều tổ chức, cá nhân, đơn vị cả trong và ngoài cộng đồng như tại các phum, sóc, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật hay tại hầu hết các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Các trường Dân tộc nội trú trong tỉnh đều có trang bị dàn nhạc và tổ chức các tiết học về nhạc Ngũ âm dành cho các đối tượng học sinh người Khmer.

z60046966788_26bbd08612023b57522064d4651cd8b2.jpg
Khai giảng các lớp nhạc Ngũ âm trên địa bàn tỉnh

Nghệ nhân Lâm Minh Cường - Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, ông đến với dàn nhạc Ngũ âm trên 30 năm, học và truyền dạy tại các điểm chùa và các trường nội trú trong và ngoài tỉnh.

“Loại hình này ngày càng phát triển và thu hút được người dân tộc ngày càng học nhiều hơn và rất phấn khởi vì đây là loại hình nhạc cụ truyền thống đặc sắc mang tính lễ, thờ cúng mà người để lại cho chúng ta. Vậy cần phải bảo tồn và phát huy loại nhạc cụ ngũ âm (Pin pết) ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay nghệ nhân truyền dạy nhạc cụ ngũ âm còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu của các tụ điểm chùa trên địa bàn tỉnh, kể cả những chùa có dàn nhạc ngũ âm cũng chưa có nghệ nhân xuống để truyền dạy, nên rất mong lãnh đạo các cấp quan tâm”, nghệ nhân Lâm Minh Cường trăn trở.

Ông Lưu Thanh Hùng- Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cho biết, được sự quan tâm của lãnh đạo Sở VHTTDL, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã và các câu lạc bộ ở các điểm chùa, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn trong việc triển khai mở các lớp nhạc Ngũ âm trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

“Với lòng đam mê loại hình nhạc cụ dân tộc của các bạn học viên đã đem đến thành công cho các lớp học làm tiền đề cho việc định hướng công tác truyền dạy rộng rãi hơn nữa trong thời gian sắp tới”, ông Hùng nhận định.

Đề cập đến khó khăn trong quá trình bảo tồn và phát huy loại hình này, theo Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh, việc tập hợp lực lượng học viên cho các lớp là tương đối khó, vì con em đồng bào dân tộc đa phần còn gặp khó khăn trong cuộc sống, nên phải đi làm ăn xa hoặc ban ngày phải đi lao động tại các công ty trên địa bàn tỉnh, nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc huy động con em vào lớp.

"Nghệ nhân có khả năng truyền dạy nhạc Ngũ âm còn ít so với nhu cầu của các điểm chùa, các câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh vì vậy mà trong một sớm một chiều không thể đáp ứng được mà phải dàn trải thời gian".

z6004696229833_20ac92cd48f334ae1b427582178d18c5.jpg
Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh tổ chức bế giảng lớp truyền dạy Nhạc Ngũ âm năm 20 và cấp giấy chứng nhân cho học viên hoàn thành khóa học

Để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này, thời gian qua các cấp, các ngành tỉnh Sóc Trăng đã có những sự quan tâm, chỉ đạo, tích cực tuyên truyền giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị của di sản nhạc Ngũ âm.

Ông Sơn Pô – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Sóc Trăng cho biết, trên cơ sở Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Nhạc Ngũ âm của người Khmer Sóc Trăng, giai đoạn 2022 – 2027 đã được UBND tỉnh phê duyệt, Sở VHTTDL giao cho Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh thực hiện tiếp tục tuyên truyền giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị của di sản nhạc Ngũ âm.

Đồng thời quảng bá giới các di sản văn hóa nói chung của tỉnh đối với du khách trong nước và quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phục vụ công tác quản lý di sản.

“Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, khuyến khích nhân rộng các câu lạc bộ, các mô hình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhạc Ngũ âm. Bên cạnh đó, tiếp tục mở các lớp truyền dạy nhạc Ngũ âm trong cộng đồng, đặc biệt là câu lạc bộ tại các điểm chùa, các Trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nhạc Ngũ âm”, Phó Giám đốc Sở VVHTTDL tỉnh Sóc Trăng thông tin.

z6004696223173_f6d5bdae9d736987e29035ea0650d3cc(1).jpg
Các học viên trình diễn nhạc Ngũ âm sau khi kết thúc khóa học

Được biết, trong khuôn khổ sự kiện Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 20 diễn ra từ ngày 9/11-/11/20 sắp tới, Tổ chức xác lập kỷ lục Việt Nam sẽ xác nhận trình diễn nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Đây là một trong những điểm nhấn có ý nghĩa đặc biệt trong chuỗi hoạt động của Lễ hội được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo thực hiện và được đông đảo quần chúng nhân dân và du khách gần xa náo nức mong chờ để được trải nghiệm. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá về nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đến đông đảo nhân dân và du khách, qua đó góp phần bảo tồn và phát triển loại hình đặc sắc này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn v phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm của người Khmer Sc Trăng