C nên mở rộng phạm vi bồi thường Nh nước?

Quốc Huy| 20/09/2016 21:46
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 3, sáng 20/9, tại Nh Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nh nước (sửa đổi). Ph Chủ tịch Quốc hội Ung Chu Lưu điều hnh phiên họp.

Rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, so với luật hiện hành, dự thảo đã sửa đổi 47/67 điều, bỏ 20 điều và quy định mới 37 điều. Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, và thi hành án hình sự. So với luật hiện hành, dự thảo đã tăng mức thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, sức khỏe bị xâm phạm… đảm bảo phù hợp với Bộ luật Dân sự 20 và điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, dự thảo thu gọn một bước số lượng cơ quan giải quyết bồi thường, quy định cụ thể việc xác định cơ quan gây thiệt hại. Về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, dự thảo rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường tại cơ quan giải quyết bồi thường từ 125 ngày xuống còn hơn 50 ngày, quy định về việc hoãn, tạm đình chỉ việc giải quyết bồi thường. Dự thảo cũng bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật TNBTCNN.

Có nên mở rộng phạm vi bồi thường Nhà nước?

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp

Theo Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo tổng kết thi hành Luật thì tổng số vụ việc mà các cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước đã thụ lý, giải quyết sau 6 năm thi hành Luật là 258 vụ việc, trong đó đã giải quyết xong 204 vụ việc. Trong khi đó, theo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011 - 20 của Chính phủ, trong 5 năm các cơ quan đã tiếp nhận và giải quyết 214.113 vụ việc khiếu nại, tố cáo; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 3.054 cá nhân; chuyển Cơ quan điều tra 187 vụ, 445 người; trong 3 năm (từ 2013 đến 20), số bị can được đình chỉ điều tra do không cấu thành tội phạm là 98 người, số bị can được đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra không chứng minh được tội phạm là 57 người… Vì vậy, đề  nghị làm rõ con số cụ thể, chính xác nhất.

Về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Điều 1 của dự thảo Luật quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cho cá nhân, tổ chức trong 3 lĩnh vực: Quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cân nhắc các quy định này của dự thảo Luật cho phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với một số luật khác. Bởi vì, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật”; “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự” (Điều 31). Như vậy, quyền được bồi thường là quyền hiến định và không bị giới hạn ở một lĩnh vực, một hành vi hay một trường hợp nào.

Mở rộng phạm vi bồi thường, e rằng cán bộ “chùn tay”

Một nội dung đáng chú ý của dự thảo sửa đổi lần này là quy định trách nhiệm hoàn trả theo hướng trong mọi trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đều phải hoàn trả.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, Luật TNBTCNN là một luật vô cùng khó. Theo quan điểm từ trước đến nay thì trách nhiệm bồi thường được mở rộng dần dần, nên cần đảm bảo chặt chẽ để đảm bảo hoạt động của cơ quan Nhà nước. Tránh tình trạng cực đoan, nếu phạm vi hẹp thì ảnh hưởng đến công dân, còn rộng quá thì làm chùn tay các cơ quan tố tụng. Đề nghị Ban soạn thảo đánh giá để đảm bảo hai yêu cầu này.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTNNĐ Phan Thanh Bình cũng cho rằng, đây là quyền được Hiến định, không chỉ là trách nhiệm bên gây ra mà còn là quyền của bên bị thiệt hại. Việc xác định, chứng minh mức bồi thường nên có cả chứng minh từ các cơ quan Nhà nước chứ không phải chỉ từ phía người bị thiệt hại. Còn đối với hành vi gây thiệt hại, khi đặt ra việc bồi hoàn phải xác định rõ vì động cơ cá nhân hay vì thực hiện công vụ gây ra. Nếu không xác định được hành vi sẽ làm chùn tay cán bộ thực thi công vụ.

Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào cũng cho biết, việc chậm trễ trong bồi thường hiện nay không phải do quy trình vướng mắc, mà vướng ở chỗ xác định cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường. Như vụ ông Phan Văn Lá ở Long An, sau khi Tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại từ năm 1992, nhưng CQĐT để quên việc này đến năm 2012, nên khi bồi thường cần xác định trách nhiệm bồi thường là của ai? Hay vụ ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình, nguyên nhân trong lúc quản lý tang tài vật thì CQĐT có những thất thoát, nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thống nhất giữa các bên bị kéo dài.

Thực tiễn cho thấy, việc xác định thiệt hại để bồi thường chưa rõ ràng, làm cho việc xây dựng mức thiệt hại khó. Chẳng hạn: Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, quan điểm của TANDTC là phải xử lý bồi thường ngay, nhưng để người thiệt hại chứng minh bằng giấy tờ thì kéo dài. Thực tiễn này đòi hỏi dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của ai phải bồi thường? Vì quá trình tố tụng có liên quan đến 3 cơ quan, trách nhiệm liên đới thế nào cần phải làm rõ, Phó Chánh án đề nghị.

Đồng quan điểm, Phó Viện trưởng VKSNDTC Lê Hữu Thể cũng nhận định, hiện quá trình bồi thường không thấy khó  khăn gì, mà kéo dài, là do quy định không rõ về nội dung bồi thường, tạo sự bất nhất trong công tác bồi thường. Vì vậy cần quy định rõ để các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào đó để làm bồi thường. Giống như cán bộ nhà  nước đi công tác phải có vé tàu xe, hóa đơn lưu trú để về thanh toán tiền. Ông Thể cũng đề nghị, về trách nhiệm bồi thường, cơ quan nào bồi thường phải làm rõ. Luật quy định Tòa án là cơ quan ra quyết định cuối cùng phải bồi thường, vậy bồi hoàn tính như thế nào, vì một vụ án có vai trò cả Điều tra Viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán... vì vậy cần xác định rõ.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, qua tổng kết thi hành Luật 2009, vấn đề hiện vướng mắc hiện nay không phải do mô hình cơ quan giải quyết bồi thường Nhà nước mà là do thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường. Nên việc sửa đổi Luật 2009 phải bám sát để sửa đổi những bất cập, hạn chế được chỉ ra qua 6 năm thi hành Luật.

Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của UBTVQH, Ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật TNBTCNN, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Hai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
C nên mở rộng phạm vi bồi thường Nh nước?