Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Thuận về tình hình chống khai thác IUU, để tập trung gỡ "Thẻ vàng" cho xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu (EU).
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác chống khai thác IUU, từ đầu năm 20 đến nay, tỉnh Bình Thuận đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, kết hợp giữa tuyên truyền, vận động, yêu cầu chủ tàu ký cam kết với thường xuyên thống kê, lập danh sách đưa vào giám sát đặc biệt các tàu cá có nguy cơ cao và cử cán bộ, chiến sĩ, đảng viên trên địa bàn phụ trách theo dõi, giám sát, kịp thời ngăn chặn không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tổ chức trực ban / tại Trung tâm giám sát tàu cá để nhắc nhở chủ tàu duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình tàu cá khi hoạt động trên biển. Đồng thời cảnh báo, phát hiện tàu cá vượt ranh giới trên biển yêu cầu kịp thời quay lại vùng biển Việt Nam. Đến nay, không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đã thống kê, cấp đăng ký tạm cho 2.348/2.5 tàu cá “03 không” và gửi danh sách cho các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương theo dõi, quản lý chặt chẽ, không cho xuất bến đi khai thác thuỷ sản khi chưa thực hiện các thủ tục theo quy định.
Thực hiện đăng ký 5.935 tàu cá có chiều dài từ 06 mét trở lên và cập nhật vào Sổ đăng ký tàu cá Quốc gia, cơ sở dữ liệu VNfishbase; cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 3.290 tàu cá, đạt 55,4%; thực hiện đăng kiểm cho 3.261 tàu cá có chiều dài từ 12 mét trở lên, đạt 84,59%, các tàu cá đã đăng kiểm đều được đánh dấu theo quy định. Hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá cho 1.942 tàu cá đang hoạt động có chiều dài từ mét trở lên, đạt 100%.
Trong 5 tháng đầu năm 20, tỉnh Bình Thuận đã thống kê được 6.080 lượt tàu cập cảng, 6.552 lượt tàu rời cảng; Thực hiện giám sát 10.259 tấn sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng; Thu 2.750 sổ nhật ký khai thác/4.279 lượt tàu cập cảng bốc dỡ sản phẩm, đạt 64,2%; Cấp giấy xác nhận cho 9,9 tấn thuỷ sản; Cấp 32 giấy chứng nhận cho 349 tấn nguyên liệu thuỷ sản. Tất cả các lô hàng thủy sản xác nhận, chứng nhận của tỉnh Bình Thuận đến nay đều thông quan, chưa có hồ sơ vướng mắc bị trả về.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ghi nhận những nỗ lực mà tỉnh Bình Thuận đã triển khai trong công tác chống khai thác IUU thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu tỉnh Bình Thuận tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ đội tàu, phân loại tàu cá và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Kiểm tra, giám sát nhật ký khai thác thuỷ sản, đảm bảo ghi đúng, đủ và chính xác về vùng đánh bắt, loại thủy sản, sản lượng.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu tỉnh Bình Thuận tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đáp ứng yêu cầu, khắc phục những khuyến nghị của EC.
Bố trí nguồn lực theo dõi, giám sát 100% tàu cá có chiều dài từ m trở lên hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Chỉ còn 3 tháng nữa để các địa phương hoàn thiện những nội dung theo khuyến nghị của EC. Do đó, từ nay đến tháng 9/20 là thời điểm cả hệ thống chính trị tập trung vào cuộc, đồng lòng thực hiện công tác chống khai thác IUU vì lợi ích Quốc gia, lợi ích của dân tộc, vì lần kiểm tra thứ 5 này của EC là cơ hội cuối cùng để Việt Nam gỡ được “Thẻ vàng”...
Được biết, UBND tỉnh Bình Thuận vẫn tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ chống khai thác IUU. Đồng thời liên tục yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan sớm khắc phục những tồn tại, để chung tay cùng cả nước gỡ “Thẻ vàng” trong năm 20.
"Nếu Liên minh châu Âu (EU) xác định một nước xuất khẩu thủy sản sang EU không có các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo việc khai thác là hợp pháp, được khai báo và theo quy định thì quốc gia đó sẽ bị cảnh cáo chính thức - nhận “Thẻ vàng” để cải thiện.
Quốc gia đã nhận cảnh báo "Thẻ vàng" sẽ được EU cho phép có một khoảng thời gian để thực thi các giải pháp phù hợp, nhằm giải quyết tình trạng khai thác IUU. Kết thúc thời gian cho phép, nếu đáp ứng được các điều kiện do phía EU đưa ra, sẽ được xóa cảnh báo trước đó - nhận “Thẻ xanh”, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu".