Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận vừa cho biết sẽ đẩy mạnh thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh. Đề án này sẽ được kiểm tra, đôn đốc, giám sát, theo dõi chặt chẽ trong năm nay.
Việc tổ chức thực hiện sẽ được giao cho các Sở, Ngành, địa phương như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Tỉnh Đoàn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…
Qua Đề án, Bình Thuận sẽ đẩy mạnh công tác truyền thông về khởi nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp; Trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp giúp học sinh, sinh viên tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp;
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện học sinh, sinh viên và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tự tạo việc làm. Tạo môi trường hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch sẽ được tổ chức rộng khắp trong các địa phương và trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Đảm bảo thực hiện hiệu quả, tránh lãng phí, hình thức.
Phó Chủ tịch UBNB Bình Thuận Phan Văn Đăng cho biết, căn cứ Quyết định số 228/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/3/20 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” năm 20; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 16/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn, tỉnh Bình Thuận sẽ nỗ lực để thực hiện có hiệu quả Đề án khởi nghiệp này.
Đối tượng của Đề án sẽ là học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có cán bộ, nhà giáo, người làm công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Đăng, Giải pháp để thực hiện Đề án này sẽ thông qua việc tổ chức tuyên dương, khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua hoạt động tổng kết, đánh giá thực hiện Kế hoạch năm 20 và đánh giá, trao giải tại các cuộc thi; Tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 20 - Startup Kite 20;
Tham gia Ngày hội khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp năm 20; Tham gia các hội nghị, hội thảo về khởi nghiệp, kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Tham gia Diễn đàn kiến tạo khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Phối hợp tổ chức các chương trình giao lưu, tọa đàm về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, nhà giáo, người làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng chuyên đề khởi nghiệp và đưa vào chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn…
Về kinh phí, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ chủ động bố trí nguồn vốn hỗ trợ ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; Tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp hỗ trợ nguồn vốn cho các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và các hoạt động triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp tại cơ sở.