Đời sống

Bình Thuận: Không dùng tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội

Minh Sáng 03/11/2023 - 16:01

Mới đây, tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, từ tháng 11/2023.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã thực hiện thí điểm chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại thị xã La Gi, huyện Hàm Tân và huyện Tánh Linh. Qua đó, xác định giải pháp, cách thức triển khai và đúc rút kinh nghiệm thực hiện việc chi trả chế độ, chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế, đạt hiệu quả cao.

so-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-tinh-binh-thuan-da-trien-khai-thi-diem-tai-huyen-ham-tan-huyen-tanh-linh-va-thi-xa-la-gi.jpeg
Triển khai thực hiện kế hoạch chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận bắt đầu từ tháng 11/2023 (Ảnh minh họa)

Đối tượng triển khai thực hiện, gồm Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; Hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; Người nhận trợ cấp và kinh phí hỗ trợ mai táng khi người hưởng chính sách an sinh xã hội qua đời; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan.

Mục đích của việc triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội theo nhiều phương thức hiện đại, tiện lợi, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế.

Triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong chi trả chính sách an sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội; Từng bước cải cách thủ tục hành chính trong chi trả chính sách an sinh xã hội cho người dân, bảo đảm chi trả kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ, hiểu biết của người dân về Chính phủ điện tử, quy trình nghiệp vụ giải quyết chính sách và chi trả chế độ chính sách không dùng tiền mặt.

tinh-binh-thuan-se-chi-tra-chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-khong-dung-tien-mat-tu-thang-11.2023.jpg
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận đã triển khai thí điểm tại huyện Hàm Tân, huyện Tánh Linh và thị xã La Gi (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, trong thời gian tới, tỉnh này sẽ tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đối số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; Vận động, khuyến khích người dân và các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội hiểu và đồng thuận với chủ trương chuyển đổi hình thức chi trả chính sách an sinh xã hội từ bằng tiền mặt sang không dùng tiền mặt;

Đồng thời, đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc thu thập, cập nhật, xác thực thông tin đối tượng, thông tin tài khoản để phục vụ cho việc mở tài khoản, chi trả không dùng tiền mặt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Thuận: Khng d ng tiền mặt chi trả chính sách an sinh xã hội