Sau thành công rực rỡ khi đăng cai Năm Du lịch quốc gia, tỉnh Bình Thuận tiếp tục kỳ vọng sẽ vươn xa về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… với việc thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Năm 2023, lượng khách đến tỉnh Bình Thuận đạt 8,35 triệu lượt, với tổng doanh thu từ du lịch đạt 22.300 tỷ đồng; Không gian du lịch mở rộng đến phần lớn các địa phương là minh chứng cho thấy tỉnh này đã trở thành “ngôi sao mới” của ngành du lịch Việt Nam.
Ghi nhận những thành tựu kinh tế - xã hội trước đó, năm 2020, quy mô GRDP đạt gần 83.762 tỷ đồng, gấp hơn 3,7 lần năm 2010, GRDP bình quân/người đạt 2.911 USD, gấp 2,96 lần năm 2010. Tăng trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh năm 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 7,34%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 14,07%/năm; Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,62%; Ngành dịch vụ đạt 7,12%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 7,07%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn so với mức bình quân của cả nước; Mặc dù năm 2020 chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt 4,55%.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng GRDP của tỉnh, từ 51,57% năm 2010 lên 57,12% năm 20 và đạt 65,86% năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid, tỷ trọng khối ngành phi nông nghiệp trong GPDR giảm còn 64,9%. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm dần trong cơ cấu kinh tế (GRDP), từ 41,45% năm 2010 xuống còn 36,78% năm 20 và còn 28,73% vào năm 2020. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm có sự thay đổi giảm từ 6,97% năm 2010 xuống còn 6,10% năm 20 và tăng trở lại đạt 6,50 năm 2020.
Chất lượng tăng trưởng, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào năm 2020 có 1.555 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 3.781 tỷ đồng, trong đó có 1.0 dự án đã đi vào hoạt động, chiếm khoảng 66% tổng số dự án đã đăng ký. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh đạt 114 dự án với tổng vốn khoảng 3,33 tỷ USD.
Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh trong 10 năm (2011-2020) đạt 207.452 tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư xã hội so với GRDP bình quân đạt 39,9% (trong đó, giai đoạn 2011-20 đạt 39,5%; giai đoạn 2016-2020 đạt 38,7%). Đầu tư phát triển trong giai đoạn 10 năm vừa qua chủ yếu vào các dự án hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của tỉnh giai đoạn 2011-2020 ở mức 3,62...
Trong những năm qua, các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân hàng năm giai đoạn 2011-20 là 29,6% và giai đoạn 2016-2020 là 32,48%. Mức đóng góp của yếu tố vốn có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, từ 66,89% năm 2016 xuống còn 43,13% năm 2020. Mức đóng góp của yếu tố lao động ngày càng tăng, từ 22,5% năm 2016 tăng lên ,1% năm 2020.
Thu ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2019 có mức tăng trưởng khá, đạt 8,25%/năm, sang năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động thu ngân sách trên địa bàn giảm từ 17.810 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 13.134 tỷ đồng năm 2020 (giảm 26,2%), do đó giai đoạn 2011-2020 tăng thu ngân sách của tỉnh chỉ đạt 4,18%/năm.
Chi cho đầu tư phát triển được tăng cường, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi ngân sách địa phương, song nhìn chung vẫn còn ở mức thấp (khoảng 4,6% GRDP). Trong tổng chi cân đối ngân sách, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 26,49% năm 2010 lên 36,26% năm 2020. Chi thường xuyên tăng từ 51,55% năm 2010 lên 62,27% năm 20 và lên 63,04% năm 2020.
Số lượng doanh nghiệp của tỉnh tăng bình quân giai đoạn 2011-2019 đạt 9,86%/năm. Năm 2020, toàn tỉnh có 4.169 doanh nghiệp (tăng 2.228 doanh nghiệp so với năm 2010); Trong đó có 98,5% là doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,3% là doanh nghiệp FDI, còn lại là doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, toàn tỉnh có 184 HTX, 2 liên hiệp HTX.
Dù vậy, theo đánh giá chung, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro; Các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực... để đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn thấp so với yêu cầu; Trình độ khoa học, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; Độ mở nền kinh tế cao, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn yếu; Năng lực tiếp cận nền kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.
Quá trình đô thị hoá tiếp tục diễn ra nhanh, tạo sức ép lớn về nhu cầu phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường. Thách thức về khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, đất đai và nguồn nước, đặc biệt là vấn đề an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập. Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, khốc liệt và khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống người dân.
Chênh lệch giàu - nghèo và trình độ phát triển giữa một số vùng, miền, địa phương có xu hướng gia tăng. Già hoá dân số nhanh dẫn đến áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn và sự chống phá của thế lực thù địch, phản động còn diễn biến phức tạp…
Hiện tại, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 đã mang lại kết quả tích cực, nhưng khung thời gian hiệu lực đã hết. Vậy nên, về lâu dài, ngoài các yếu tố thuận lợi, việc thực hiện quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp tới đây sẽ mang đến những thách thức, áp lực nhất định, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, quyết tâm cao trong toàn tỉnh.
Nhưng trước mắt, đây chính là tin vui cho toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận.