Theo Bộ Công thương, 3 doanh nghiệp được Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia cấp phép khai thác khoảng 1,39 tỉ m3 cát trên các sông Mekong, Bassac có thể bán cát cho các dự án cao tốc phía Nam.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, từ ngày 13-16/5, đoàn công tác của Bộ Công thương, có sự tham gia cùng của đại diện Bộ Giao thông vận tải (GTVT), đã đi khảo sát thực tế về việc nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam.
Báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Công thương cho biết, Campuchia có trữ lượng cát lớn lên tới cả tỷ m3 trên sông Mê Công (vào Việt Nam là sông Tiền) và sông Bassac (vào Việt Nam là sông Hậu). Kết quả kiểm tra tại phòng thí nghiệm đối với cát khai thác từ một số mỏ cách khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương 18km cho thấy 60% lượng cát khai thác có kích cỡ 1,2- 1,8mm, 40% còn lại là kích cỡ từ 1,8mm trở lên (Việt Nam gọi là cát xây dựng).
Đến nay, Campuchia mới cấp phép khai thác và xuất khẩu cát cho 03 công ty trong nước (không cấp phép khai thác cho công ty nước ngoài) gồm: Công ty Chaktomuk Campuchia: Khu vực mỏ cát trên sông Mê Công cấp cho Chaktomuk (03 mỏ cách khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương 18km, 22 km và 45 km) có trữ lượng 680 triệu m3 (chưa kể các mỏ cát dự kiến cấp phép khai thác trong tháng 6/20 trên sông Bassac). Hiện nay, mỗi ngày Công ty đang xuất khẩu khoảng từ 40.000 đến 60.000 m3 cát cho khoảng -20 công ty của Việt Nam; Công ty Sok Theara'. Chưa xuất khẩu cát sang Việt Nam, trữ lượng mỏ cát khoảng hơn 200 triệu m3; Công ty Global Green Energy: Hiện đang cung cấp khoảng 10.000 m3/ngày cho 2-3 công ty của Việt Nam. Trữ lượng mỏ cát khoảng trên 500 triệu m3.
Bộ Công thương đánh giá, qua làm việc với phía Campuchia có thể thấy trữ lượng cát cùa Campuchia phục vụ san lấp, xây dựng là dồi dào, có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài của các tỉnh phía Nam của Việt Nam. Các Bộ, ngành và doanh nghiệp của Campuchia bày tỏ sự thiện chí và mong muốn cung cấp cát cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp cát từ Campuchia sang Việt Nam đang diễn ra bình thường, không có bất kỳ vướng mắc nào về chủ trương, chính sách của Chính phủ hai nước cũng như thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan hay giao thông vận tải của hai Bên. Hiện tại, mỗi ngày Campuchia đang xuất khẩu sang Việt Nam khoảng từ 50-60 ngàn m3 cát.
Ngoài ra, Chính phủ Campuchia chủ trương để thị trường mua bán tự do, các doanh nghiệp 2 bên chủ động đàm phán và ký kết hợp đồng theo giá cả thống nhất. Chính phủ không can thiệp vào giá cả mà chỉ thực hiện các biện pháp quản lý đê đảm bảo việc khai thác, vận chuyển, xuất khẩu cát thực hiện đúng giấy phép, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước. Như vậy, hoạt động nhập khẩu cát từ Campuchia vào Việt Nam sẽ do doanh nghiệp chủ động thực hiện.
Từ căn cứ các thông tin và đánh giá tình hình nói trên, Bộ Công Thương kiến nghị lãnh đạo Chính phủ xem xét, giao giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, làm việc với Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh, các Sở ban ngành liên quan của TP Hồ Chí Minh và các địa phương có nhu cầu nhập khẩu cát phục vụ các công trình giao thông... để rà soát và nắm bắt tổng nhu cầu, số lượng cát cần mua của các doanh nghiệp/nhà thầu thi công; Yêu cầu các doanh nghiệp/nhà thầu thi công chủ động, khẩn trương liên hệ với các doanh nghiệp Campuchia để đàm phán, giao kết các hợp đồng mua bán cát theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Campuchia.
Bộ GTVT cho biết, giai đoạn 2021-2025, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ triển khai thi công 21 dự án cao tốc, dự án thành phần giao thông trọng điểm. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án trên khoảng gần 77 triệu m3. Trong đó, đất đắp khoảng 7 triệu m3, cát đắp khoảng gần 70 triệu m3.
Còn theo Bộ TN&MT, nhu cầu cát để làm vật liệu đắp nền đường vành đai 3 TPHCM khoảng 9,3 triệu m3, riêng năm 20 khoảng 6 triệu m3. Hiện khối lượng cát từ các mỏ trong nước cam kết cung cấp cho dự án vành đai 3 TPHCM đạt khoảng 7 triệu m3, còn thiếu khoảng 2,3 triệu m3.