Chính trị

Bộ Nội vụ: 5 lý do Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần được sửa đổi

Gia Khánh 31/12/20 14:18

Việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

0514558-10-.jpg
Theo Bộ Nội vụ việc sửa đổi toàn diện nhằm thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương là cần thiết

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Theo Bộ Nội vụ, sau gần 10 năm thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 20, 04 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019, 03 năm sơ kết thi hành các Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy, nhìn chung tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp đã dần đi vào ổn định, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, quá trình tổ chức thi hành các luật, nghị quyết nêu trên đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Theo Bộ Nội vụ, thứ nhất, mặc dù Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 20 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã quy định những vấn đề cơ bản về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân cấp, ủy quyền nhưng quá trình thực hiện cho thấy một số nội dung quy định tại Luật còn bất cập, chưa có sự liên thông, thống nhất giữa quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương với các luật chuyên ngành, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền từ Trung ương đến địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, các quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương chưa tạo thành các nguyên tắc để pháp luật chuyên ngành điều chỉnh cách thức quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, dẫn đến tình trạng tại các luật chuyên ngành chỉ giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương cấp tỉnh hoặc UBND cấp tỉnh, hoặc chỉ quy định chung về nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp, gây khó khăn trong việc thực hiện nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền và việc sắp xếp, bố trí tổ chức bộ máy, biên chế trong các cơ quan của chính quyền địa phương.

“Ngày 27/9/20, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 400/BC-BTP về rà soát, xử lý vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật về phân cấp, uỷ quyền, cải cách hành chính và một số lĩnh vực khác, trong đó chỉ ra các vướng mắc, bất cập về phân cấp, uỷ quyền tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 20 và đề xuất sửa đổi quy định của Luật này để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện, bảo đảm hiệu quả, khả thi”, Bộ Nội vụ thông tin.

Thứ hai, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp hiện cơ bản giống nhau, chưa phân biệt rõ theo từng cấp (tỉnh, huyện, xã) và theo đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo; chưa phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Có những nhiệm vụ cả cấp tỉnh, cấp huyện hoặc cả cấp huyện, cấp xã cùng thực hiện nhưng chưa rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp dẫn đến lúng túng trong việc ban hành các quy định về quản lý nhà nước tại địa phương và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bảo đảm phù hợp với đặc điểm của các địa bàn, vùng, miền khác nhau.

Thứ ba, cũng theo Bộ này, mô hình tổ chức chính quyền địa phương chưa được thiết kế phù hợp với địa bàn đô thị dẫn đến Quốc hội phải ban hành các Nghị quyết riêng biệt để quy định tổ chức chính quyền đô thị của 03 TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV tiếp tục xem xét, ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng). Theo đó, đa số các đơn vị hành chính (ĐVHC) trên cả nước đều tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương các cấp còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chưa bảo đảm mục tiêu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chính quyền đô thị, quá trình tổ chức thực hiện bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực; bộ máy tổ chức chính quyền đô thị tinh gọn, giảm đầu mối, cấp trung gian, tiết kiệm ngân sách nhà nước, bảo đảm sự chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và cấp dưới được thông suốt, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn. Mặc dù vậy, mô hình chính quyền đô thị vẫn tồn tại một số vướng mắc, bất cập như: việc thực hiện nguyên tắc, chế độ trách nhiệm trong thực thi công vụ của Chủ tịch UBND (người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương) còn chưa rõ nét; mức độ tự chủ về ngân sách và biên chế còn hạn chế, tác động đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị,…

Thứ tư, tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp (nhất là cấp tỉnh) còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò và yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các vấn đề của địa phương, thực hiện giám sát và xu thế đẩy mạnh phân quyền từ Trung ương cho địa phương. Phần lớn đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm, một số giữ cương vị lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương... nên đại biểu chưa có nhiều thời gian cho hoạt động của HĐND. Trong thực hiện quyền giám sát, nhiều đại biểu kiêm nhiệm vừa là chủ thể thực hiện giám sát, vừa là đối tượng chịu sự giám sát nên chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, còn né tránh, ngại va chạm trong chất vấn tại các kỳ họp, các cuộc giám sát nên chất lượng, hiệu quả giám sát có phần hạn chế.

Thứ năm, theo Bộ Nội vụ, tổ chức và hoạt động của UBND các cấp còn chưa tinh gọn, hoạt động của UBND (nơi có tổ chức HĐND) vẫn còn nặng về sự điều hành của tập thể UBND mà chưa phát huy được thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính (Chủ tịch UBND) dẫn đến nhiều công việc hàng ngày của UBND cũng phải đưa ra tập thể UBND bàn hoặc biểu quyết, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả, tính kịp thời của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; các quy định giao thẩm quyền điều hành hoạt động của UBND khi khuyết chức danh Chủ tịch UBND còn bất cập dẫn đến trong thời gian qua nhiều nơi hoạt động của UBND bị ngừng trệ hoặc thực hiện việc điều hành hoạt động của UBND không đúng quy định của pháp luật hiện hành.

“Từ những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) để sửa đổi toàn diện nhằm thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 20 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) là cần thiết”, Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Việc sửa đổi toàn diện nhằm thay thế Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 20, theo Bộ Nội vụ, cần bảo đảm thống nhất, đồng bộ với chủ trương thực hiện “cuộc cách mạng” về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đồng thời thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; đẩy mạnh phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, chuyên nghiệp và hiện đại…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ḅ Ṇi vụ: 5 lý do Luật T̉ chức chính quyền địa phương cần được sửa đ̉i