Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021 diễn ra chiều 2/3, nhiều vấn đề nng m báo chí nêu ra đã được đại diện lãnh đạo các bộ, ngnh, cơ quan giải đáp.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã đưa ra quan điểm của Bộ về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc khi báo chí đề cập đến nội dung này.
Theo đó, thực hiện Quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, kiểm soát quyền lực cán bộ, chống chạy chức chạy quyền, dư luận rất quan tâm đến cán bộ trẻ, đặc biệt là người nhà của cán bộ lãnh đạo. Bộ Nội vụ đã liên hệ với Sở Nội vụ tỉnh và chỉ đạo Vụ Công chức, viên chức báo cáo sơ bộ về vụ việc này.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, sau Đại hội Đảng bộ tỉnh diễn ra cuối tháng 10/2020, Đảng bộ tỉnh đã có chương trình làm việc toàn khóa của Đảng bộ, kiện toàn nhân sự sau Đại hội và chuẩn bị cho các nhiệm kỳ sau, có cơ cấu về tuổi và giới. Tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác nhân sự, dự kiến 10- người, trong đó có 6 nữ, 8 cán bộ trẻ (dưới 40) nên trường hợp bà Trần Huyền Trang không phải cá biệt mà nằm trong tổng thể.
Tinh thần chung là theo quy định của Đảng và pháp luật, quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm lãnh đạo Sở, điều kiện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm. Bộ Chính trị cũng đã có quy định về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm nhân sự 5 bước. “Tôi nghĩ với những quy định như vậy, chắc Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và cá nhân Bí thư Tỉnh ủy rất thận trọng. Khi có báo cáo của UBND tỉnh, Bộ sẽ có thông tin chính thức”, Thứ trưởng Thăng cho hay.
Bộ Công an thông tin về vấn đề khen thưởng cán bộ trong vụ án Trịnh Xuân Thanh
Thiếu tướng Tô Ân Xô - Chánh văn phòng Bộ Công an, đã trả lời báo chí về thông tin một số cán bộ công an được khen thưởng vì có thành tích trong vụ án Trịnh Xuân Thanh.
Thiếu tướng Tô Ân Xô nhận định: Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo và được người dân rất quan tâm. Ngày /9/2016, cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án. Sau đó, ngày 19/9 cơ quan điều tra quyết định khởi tố bổ sung với 22 bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã làm rõ các hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án, thu hồi hơn 7,3 tỷ đồng do các bị can nộp khắc phục; kê biên nhiều tài sản, bất động sản, xe ôtô, phong tỏa nhiều tài sản ngân hàng, cổ phiếu có liên quan đến các bị can, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Vụ án đến nay đã được kết luận điều tra, truy tố và Tòa án xét xử qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực thi hành pháp luật. Trịnh Xuân Thanh đã bị tuyên phạt chung thân với hai tội danh: 14 năm tù về tội cố ý làm quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và chung thân về tội tham ô tài sản. Như vậy vụ án được khởi tố, điều tra xét xử đúng pháp luật, thu hồi tài sản các bị can gây thất thoát, chiếm đoạt, nộp vào ngân sách nhà nước, đáp ứng các yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đề ra, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin.
Thiếu tướng Tô Ân Xô cũng khẳng định, có được kết quả đó là nhờ thành tích của nhiều đơn vị tham gia tiến hành tố tụng như Bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và các cơ quan giám định, định giá tài sản. Sau khi xét xử, các cơ quan đều họp rút kinh nghiệm, đánh giá và khen thưởng các cá nhân có thành tích trong phá án. Thế nhưng, "vừa qua qua một số bức ảnh không rõ xuất xứ, một số cá nhân, tổ chức, các thế lực chống đối đã thêu dệt câu chuyện, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh chung của công an, đất nước, làm mọi người hiểu lầm. Việc khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân tham gia vụ đại án, kéo dài nhiều năm như vậy là điều hoàn toàn bình thường.
Việc tiêm vaccine sẽ ưu tiên người nghèo
Liên quan đến vấn đề vaccine Covid-19, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết ngày /2, lô vaccine đầu tiên đã về Việt Nam. Bộ Y tế giao Viện kiểm định vaccine quốc gia thuộc Bộ kiểm định. Tuy nhiên, do việc kiểm định từ phía Hàn Quốc chưa chuyển kết quả sang Việt Nam, nên Bộ đang hối thúc Bộ Y tế Hàn Quốc sớm chuyển kết quả. Cuối tuần này hoặc đầu tuần sau chúng tôi nhận được kiểm định lô vaccine này thì sẽ triển khai ngay. Việc tiêm vaccine được thực hiện theo nghị quyết 21 của Chính phủ, ưu tiên cho người nghèo, gia đình chính sách và 8 nhóm khác. "Ngoài những nhóm này thì có địa bàn ưu tiên. Những tỉnh, thành đang có dịch bệnh sẽ được ưu tiên tiêm vaccine trong đợt đầu này, đơn cử như Hải Dương, ông Cường cũng khẳng định.
Cũng theo ông Cường, hiện nay mới có 117.600 liều vaccine được nhập khẩu về Việt Nam, còn tương đối ít. Cuối tháng 4, lô vaccine tiếp theo sẽ về, dự kiến một triệu liều. Vì vậy, tinh thần là "có vaccine đến đâu thì tiêm đến đó". Bộ Y tế đang sẵn sàng cơ sở vật cất, con người, dây chuyền lạnh để tiềm vaccine Covid-19. Nếu đủ vaccine trong năm nay thì sẽ mở rộng tiêm vaccine cho tất cả những người có nhu cầu để tạo miễn dịch cộng đồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết, phiên họp Chính phủ vữa diễn ra, các thành viên Chính phủ cơ bản nhất trí đánh giá, dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng với các giải pháp đồng bộ và sự chấp hành nghiêm túc quy định phòng, chống dịch của người dân, Việt Nam vẫn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thực hiện "mục tiêu kép". Đây là đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 thứ ba ở Việt Nam, là đợt mạnh nhất, nhưng chúng ta đã chủ động sớm để dập tắt. 0h đêm 3/3, Hải Dương nới lỏng các biện pháp chống dịch và không được chủ quan trong bất cứ tình huống nào.