Chiều 11/12, Văn phng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo cng bố Lệnh của Chủ tịch nước cng bố Luật Tổ chức TAND v Nghị quyết về việc thi hnh Luật ny. Ph Chủ nhiệm Thường trực Văn phng Chủ tịch nước, ng Giang Sơn chủ trì buổi họp.
Luật đã thể chế hóa được những chủ trương lớn của Đảng
Giới thiệu về Luật Tổ chức TAND 2014, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho biết, đây là một trong những đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy Nhà nước được Quốc hội thông qua theo tinh thần Hiến pháp mới. Luật Tổ chức TAND đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về TAND, bảo đảm Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân... bảo đảm nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; thể chế hóa những định hướng của Đảng về cải cách tư pháp.
Về nội dung, Luật Tổ chức TAND năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung căn bản so với Luật Tổ chức TAND năm 2002, từ phạm vi điều chỉnh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND; các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tổ chức bộ máy của TAND; thẩm quyền của từng cấp Tòa án; chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; chế độ bầu (cử) Hội thẩm; nhiệm vụ của Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; các quy định bảo đảm hoạt động của Tòa án (những nội dung này đã được thể hiện trong bài giới thiệu về Luật Tổ chức TAND).
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn phát biểu tại buổi họp báo
Tại Điều 2 của Luật Tổ chức TAND đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND, trong đó có những nội dung mới, quan trọng như: Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, điều tra viên, Viện kiểm sát (VKS), kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu VKS điều tra bổ sung; yêu cầu VKS bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm…
TANDTC đang tích cực triển khai thực hiện
Trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí về Thẩm quyền điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Luật Tổ chức TAND có chồng lấn với thẩm quyền của Cơ quan điều tra, VKS hay không, Phó Chánh án Nguyễn Sơn cho biết, việc quy định Tòa án có thẩm quyền kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ như tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Luật Tổ chức TAND là cần thiết và không chồng lấn với thẩm quyền của Cơ quan điều tra, VKS. Bởi lẽ, Tòa án chỉ tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ đối với những trường hợp mà VKS đã truy tố và vụ án đã được Tòa án thụ lý mà trong quá trình chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên tòa, các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn và tranh tụng tại phiên tòa chưa làm rõ được tội danh và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, cần được bổ sung hoặc xác minh thêm để bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Hoặc trường hợp Tòa án đã trả hồ sơ để VKS, Cơ quan điều tra điều tra bổ sung nhưng kết quả điều tra bổ sung không làm rõ được những vấn đề mà Tòa án đã yêu cầu. Những trường hợp cụ thể mà Tòa án cần tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ sẽ được thể hiện cụ thể trong Dự án Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm không chồng lấn về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và sẽ được trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới.
Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp
Phó Chánh án TANDTC cũng khẳng định, việc quy định Tòa án có thẩm quyền kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ khi giải quyết các vụ án hình sự là cần thiết. Bởi vì, việc giao thẩm quyền này cho Tòa án là điều kiện để Tòa án, với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đưa ra phán quyết đúng pháp luật, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm; góp phần khắc phục tình trạng việc giải quyết vụ án bị kéo dài hoặc trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhưng VKS, Cơ quan điều tra không bổ sung theo yêu cầu của Tòa án, thậm chí đình chỉ vụ án thì Tòa án không có cơ sở pháp lý để kiểm soát có hiệu quả hoạt động này. Việc quy định Tòa án có thẩm quyền điều tra, xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa và bổ sung thêm các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành nhằm thể chế hóa yêu cầu đã được đặt ra tại Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị…
Một vấn đề nữa được các cơ quan báo chí quan tâm là làm thế nào để “đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử”?
Phó Chánh án Nguyễn Sơn khẳng định, tới đây, các quy định về quyền của bị cáo, người bào chữa, quyền của các đương sự khác, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác trong việc thu thập và cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm, lập luận để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án; nghĩa vụ và trách nhiệm của đại diện VKS trong việc chứng minh, đưa ra chứng cứ, cơ sở pháp lý và lập luận để bảo vệ quan điểm của VKS trong tố tụng hình sự; trách nhiệm của Tòa án trong việc tạo điều kiện cho các bên trong vụ án tranh tụng phải được quy định cụ thể và có cơ chế bảo đảm thực hiện. Những nội dung này sẽ được thể hiện trong các dự án Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 20.
Về vấn đề Luật Tổ chức TAND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/20 tới là gấp gáp, vậy việc thực hiện phải triển khai như thế nào để đảm bảo đúng tiến độ, Phó Chánh án Nguyễn Sơn cho biết, đến nay, Ban cán sự Đảng TANDTC đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng các đề án, phương án về công tác cán bộ, về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án; về kiện toàn cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các TAND; về đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách... trình cấp có thẩm quyền.
Buổi sáng cùng ngày, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Luật Tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam; Luật Công an nhân dân, Luật Căn cước công dân, Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và Nghị quyết về việc phê chuẩn của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật… |