Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến nghị TP.HCM áp dụng 3 hình thức giãn cách: Ton TP áp dụng theo Chỉ thị 16; một số khu vực nguy cơ cao thực hiện phong tỏa; khu vực v ng li áp dụng cơ chế như cách ly tập trung.
Tình hình dịch tại TP.HCM còn diễn biến còn phức tạp
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ 27/4/2021 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 20.500 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 19.9 trường hợp mắc trong nước (chiếm 97%), 609 trường hợp nhập cảnh (3%), 6.590 trường hợp khỏi, ra viện (32%); 70 trường hợp tử vong.
Riêng tại TP.HCM đã ghi nhận 8.385 ca mắc Covid-19, đặc biệt trong 7 ngày gần đây nhất ghi nhận 500-600 ca/ngày, chủ yếu các trường hợp là các tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa và các trường hợp có triệu chứng đi khám tại các cơ sở y tế...
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, theo báo cáo của Bộ phận thường trực Bộ Y tế tại TP.HCM, ngày 7/7, trên địa bàn TP.HCM ghi nhận 2 ổ dịch phát sinh mới. Điều rất quan ngại là nhiều ca bệnh, ổ dịch đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, đã xuất hiện lây nhiễm tại 6 ổ dịch trong khu công nghiệp, đồng thời có một số ổ dịch trong khu dân cư.
“Thực trạng này cảnh báo lây nhiễm dịch ở TP.HCM còn diễn biến phức tạp, số ca mắc còn gia tăng trong thời gian tới, đồng nghĩa tăng gánh nặng đối với cơ sở y tế”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, phòng chống dịch tại TP.HCM không chỉ cho TP, mà còn có yếu tố quyết định đến sự thành công trong chống dịch của cả nước. Phòng chống dịch tại TP.HCM phải gắn kết chặt chẽ với phòng chống dịch tại các tỉnh, TP lân cận.
“Chúng ta phải coi Bình Dương, Long An, Bình Dương, Đồng Nai gần như là một thể thống nhất để triển khai phòng chống dịch tổng thể trong khu vực này”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Khuyến nghị 3 hình thức giãn cách
Trên cơ sở Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Bộ Y tế khuyến nghị 3 hình thức giãn cách cụ thể:
Thứ nhất, giãn cách theo Chỉ thị 16 và 16 cộng trên địa bàn toàn TP.
Thứ 2, thực hiện phong toả một số khu vực có nguy cơ cao. Tại đây phải thực hiện chặt chẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Thứ 3, áp thiết chế cách ly tập trung tại vùng lõi để tăng cách ly F1 tại nhà nhằm giảm tải cách ly F1 tại các khu cách ly tập trung. Tại đây cần triệt để áp dụng không được ra khỏi nhà. Tất cả nhu yếu phẩm thiết yếu phải được đưa đến tận nhà cho người dân.
“Như vậy, có 3 vòng cách ly: Vòng chung là Chỉ thị 16, vòng thứ 2 là vùng cách ly y tế và vòng thứ 3 là vùng cách ly tập trung. “Chúng tôi lưu ý có 3 vòng cách ly như vậy để có thể TP.HCM áp dụng linh hoạt”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Với vùng lõi nên tiến hành xét nghiệm 3 ngày/lần, với khu vực nguy cơ cao thì 5 đến 7 ngày/lần, với khu vực khác thì tầm soát, lấy mẫu gộp (Bộ Y tế khuyến nghị lấy mẫu gộp 5), lấy mẫu theo hộ gia đình.
Bộ trưởng cho biết, trong tháng 7, sẽ có 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và sẽ ưu tiên cho TP.HCM, các tỉnh lân cận có dịch; ưu tiên lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch và phát triển kinh tế; ưu tiên người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền. Việc tiêm chia thành nhiều điểm nhỏ và chia theo khung giờ thay vì tập trung điểm lớn; bố trí 30 xe tiêm chủng lưu động cho một số khu vực dân cư.
Thiết lập 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng
Về điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến nghị 4 hình thức:
Thứ nhất, khu điều trị tập trung dành cho bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng. Số lượng bệnh nhân này khá lớn, chiếm khoảng 70% tổng số bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên cần tuyệt đối tuân thủ quy định phòng chống lây nhiễm để tránh lây lan sang người phục vụ và khu vực xung quanh.
Thứ 2, đối với khu vực điều trị bệnh nhân có triệu chứng, cần giảm tối đa bệnh nhân điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM để dành 50.000 giường bệnh cho điều trị bệnh nhân Covid-19.
Thứ ba, tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố phải xác định sẽ điều trị bệnh nhân nặng, do đó phải thiết lập các trung tâm cấp cứu trong bệnh viện.
Khu dành điều trị bệnh nhân nguy kịch là các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện 1 và Bệnh viện Nhân dân Gia Định. “Chúng tôi đã bàn với Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM, cùng trao đổi thống nhất 4 bệnh viện này phải dành ít nhất 1.000 giường để điều trị bệnh nhân nặng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các địa phương rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy thở, máy ECMO, máy thở ô xy dòng cao HFNC, kể cả ô xy, thuốc, hoá chất, thiết bị phòng hộ… chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.
“Nguyên tắc chống dịch là luôn luôn cấp trang thiết bị y tế nhiều hơn cho các cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 để đảm bảo hiệu quả của công tác điều trị”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ.