Ngy 10-10, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương v Đon cng tác đã tới thăm v lm việc với Trường Cán bộ Ta án.
Tham gia buổi làm việc có các Phó Chánh án TANDTC Bùi Ngọc Hòa, Trần Văn Tú, Nguyễn Sơn; Hiệu trưởng Trường Cán bộ Tòa án Chu Xuân Minh và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc TANDTC…
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo TANDTC và Hiệu trưởng của Trường.
Chủ tịch nước thăm công trường xây dựng Trung tâm đào tạo Thẩm phán
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước cùng Đoàn công tác đã đến thăm công trường xây dựng Trung tâm đào tạo Thẩm phán thuộc Trường Cán bộ Toà án của TANDTC tại xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là công trình có quy mô 5 ha do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ.
Phó Chánh án TANDTC Trần Văn Tú đã báo cáo với Chủ tịch nước và Đoàn công tác về tiến độ xây dựng công trình, đồng thời nhấn mạnh đề án phát triển Trường Cán bộ Toà án sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm của ngành Toà án nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế nói chung và cải cách tư pháp nói riêng.
Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, công chức TANDTC và đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA ngay tại công trường.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự cố gắng của tập thể lãnh đạo TANDTC trong việc nỗ lực triển khai dự án và cảm ơn Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA đã tài trợ nguồn vốn đáng kể và hợp tác chặt chẽ với TANDTC Việt Nam trong việc triển khai xây dựng công trình này.
Sau khi thăm công trình xây dựng Trung tâm đào tạo Thẩm phán, Chủ tịch nước cùng Đoàn công tác đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo TANDTC và tập thể cán bộ, công chức của Trường Cán bộ Tòa án.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Hiệu trưởng Chu Xuân Minh đã báo cáo về quá trình hình thành, hoạt động và phương hướng phát triển của Trường trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, vấn đề bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại các chức danh tư pháp là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc đào tạo cán bộ Tòa án không những phải đáp ứng đủ số lượng mà phải chú trọng đến chất lượng. |
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị ngành Toà án phải tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, khẩn trương khắc phục sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng nguồn cán bộ, các chức danh trong hệ thống Toà án, gắn kết công tác giảng dạy với thực tiễn xét xử.
Trong tương lai, cần tăng cường thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xét xử, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước đã nghe kiến nghị của nhà trường đối với việc đào tạo các chức danh tư pháp. Theo đó, Đảng, Nhà nước nên giao cho ngành Tòa án có chức năng đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án vì như vậy sẽ phù hợp và thuận lợi hơn.
Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn đào tạo Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của ngành Tòa án hiện nay cho thấy, phần lớn các giảng viên là Thẩm phán TANDTC hoặc các Thẩm phán đang công tác tại các Tòa án. Họ là những người có nghề và đã trải qua thực tiễn xét xử nhiều năm nên có kiến thức pháp lý dày dạn, có vốn sống thực tiễn và kinh nghiệm sẽ giúp cho việc đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch nước biểu dương những kết quả đã đạt được của Trường Cán bộ Tòa án và ghi nhận các ý kiến kiến nghị của lãnh đạo TANDTC cũng như Hiệu trường nhà trường. Đồng thời nhấn mạnh, vấn đề bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại các chức danh tư pháp là hết sức cần thiết và cấp bách. Không chỉ đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng mà cán bộ ngành Tòa án phải đáp ứng yêu cầu “vừa hồng vừa chuyên” như Bác Hồ đã dạy.
Mặt khác, quy mô của Trường xây dựng trên 5ha là quá nhỏ, do đó cần nghiên cứu để mở rộng quy mô để làm sao nơi đây thực sự là nơi đào tạo Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của ngành Tòa án nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trần Minh Giang