Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới đây đã cng bố báo cáo vĩ m đưa ra đánh giá với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất c thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới.
Theo báo cáo, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm phần trăm, lên mức 5,66% tại thời điểm cuối tháng 4/2022.
Quý I/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 5,04%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tín dụng tăng mạnh đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn và phải liên tục sử dụng tới kênh OMO để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần kênh này 1 năm đóng băng.
Tính đến 25/4, tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh đạt 6,75% so với cuối năm 2021 cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ.
BVSC đánh giá, với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, nhóm phân tích cũng dự báo mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm 2022 để có thể tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục.
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 2/2022, tổng tiền gửi đã tăng 1,4% so với cuối năm 2021, lên 11,1 triệu tỷ đồng trong đó chủ yếu nhờ tiền gửi từ dân cư tăng 3,0% (so với mức 2,4% năm 2021). Nếu tính theo số tuyệt đối, tiền gửi từ dân cư đã tăng 9 nghìn tỷ đồng chỉ trong 2 tháng đầu năm, cao hơn mức tăng 8 nghìn tỷ đồng của cả năm 2021.
Nhìn chung, lãi suất huy động đối với khách hàng cá nhân tăng 30 – 70 điểm cơ bản so với đầu năm tại các ngân hàng thương mại tư nhân, dao động từ 3,3% - 4,5% đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,2% - 5,7% đối với kỳ hạn 6 - 12 tháng và 5,3% - 6,5 % cho kỳ hạn trên 12 tháng.
Chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán MB (MBS) thì cho rằng, lạm phát tăng lên có thể gây áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động.
Theo khảo sát, hiện nay mặt bằng lãi suất huy động cũng đã tăng nhẹ. Việc này có thể khiến các ngân hàng có năng lực huy động thấp hơn bình quân hệ thống chịu áp lực cao hơn. Còn đối với các ngân hàng lớn thì ảnh hưởng không nhiều.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng đang có tỷ lệ CASA rất cao. Điều này cũng sẽ góp phần trung hòa các tác động từ việc tăng lãi suất huy động, giúp các ngân hàng duy trì được biên lợi nhuận tốt.
Đồng quan điểm, các chuyên gia tại VCBS nhận định, mặt bằng lãi suất năm 2022 rất khó có khả năng giảm thêm so với cuối năm 2021 và khả năng có thể tăng trở lại, mức tăng khoảng 0,5% – 1%/năm, đặc biệt là trong nửa cuối của năm 2022.