Đời sống

Các tỉnh phía Bắc thăng hạng chất lượng dịch vụ công trực tuyến

Nguyễn Liên 13/07/2023 - 11:36

Trong 6 tháng đầu năm các tỉnh gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn,… đều duy trì ổn định mức độ hài lòng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ B.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tiến hành đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến từ góc độ trải nghiệm của người sử dụng đối với cổng dịch vụ công của 20 Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình đánh giá được chia thành 5 mức độ với thang điểm như sau:

Mức độ A: Từ 90 điểm đến 100 điểm; Mức độ B: Từ 80 đến 89 điểm; Mức độ C: Từ 65 đến 79 điểm; Mức độ D: Từ 50 đến 64 điểm; Mức độ E: Dưới 50 điểm

Cổng dịch vụ công đạt mức độ A là cổng có đầy đủ dịch vụ, giao diện thân thiện, hỗ trợ người dân truy cập thuận tiện và đặc biệt là có tốc độ tải trang dưới 2,5 giây, thời gian phản hồi dưới 0,2 giây

thai-nguyen.jpg
Trung tâm hành chính công tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua hoạt động hiệu quả hướng đến mô hình chính quyền số, doanh nghiệp số...

Kết quả đánh giá 6 tháng đầu năm 2023 đối với khối địa phương như sau:

Mức độ A (9 địa phương): TP. Cần Thơ; Bình Dương; Yên Bái; An Giang; Bến Tre; Bình Định; Hải Dương; TP. Hồ Chí Minh; TP. Đà Nẵng.

Mức độ B (43 địa phương): Đồng Tháp; Bắc Ninh; Bắc Giang; Trà Vinh; Hà Tĩnh; Thái Bình; Hà Nam; Thanh Hóa; Hưng Yên; Đắk Nông; Kon Tum; Phú Thọ; Sóc Trăng; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Điện Biên; Bà Rịa - Vũng Tàu; Cao Bằng; Đồng Nai; Long An; Hòa Bình; Ninh Bình; Nam Định; TP. Hải Phòng; Quảng Ninh; Cà Mau; Tiền Giang; Kiên Giang; Nghệ An; Tây Ninh; Thừa Thiên Huế; Bình Phước; Hậu Giang; Quảng Nam; Bình Thuận; Vĩnh Phúc; Lào Cai; Lâm Đồng; Lai Châu; Lạng Sơn; Quảng Trị; Quảng Ngãi; TP. Hà Nội.

Mức độ C (10 địa phương): Bắc Kạn; Phú Yên; Quảng Bình; Sơn La; Gia Lai; Đắk Lắk; Ninh Thuận; Hà Giang; Vĩnh Long; Khánh Hòa.

Mức độ D (1 địa phương): Bạc Liêu.

Mức độ E: Không có.

Để cải thiện và thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhiều hơn nữa, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số 2051/BTTTT-CĐSQG ngày 2/6/2023 hướng dẫn 20 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai đến hết năm 2023 để tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến

hxa.jpg
Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đăc biệt quan tâm đến hoạt động hành chính công với mục tiêu thuận lợi nhất cho nhân dân 

Tại tỉnh Cao Bằng tính tháng 6/2023 theo đánh giá Bộ Thông tin và Truyền thông thì địa phương này đang được xếp trong nhóm B về mức độ sử dụng dịch vụ công. Tính thời điểm hiện tại số hồ sơ đúng hạn đạt tỉnh Cao Bằng đạt 99.94%; tiếp nhận 106.126 hồ sơ giải quyết 104.021 hồ sơ; Tỷ lệ DVC trực tuyến đạt 89.72%; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến 50.68%

Mặc dù là tỉnh miền núi có địa hình di chuyển khó khăn, dân số hơn 95% là dân tộc thiểu số,tại các huyện thị số những người dân chưa sử dụng thành thạo công nghệ còn cao. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực lãnh đạo tỉnh đến cơ sở đều nỗ lực bằng nhiều các biện pháp linh hoạt, cán bộ nhiệt tình hướng dẫn cho người dân nhằm giảm chi phí, công đi lại cho nhân dân.

Đặc biệt, ngay sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có văn bản hướng dẫn kỹ thuật về triển khai các thành phần công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ Đề án 06, trong đó có nội dung giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến. Tỉnh Cao Bằng cũng đã nỗ lực cải thiện thay đổi căn bản, nâng cao chất lượng cung cấp và sử dụng DVC trực tuyến, Bộ TT&TT đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, kết quả đánh giá thử nghiệm và đề xuất lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Bộ tiêu chí đánh giá dựa trên 3 trụ cột: Chức năng, hiệu năng và khả năng truy cập thuận tiện; chất lượng được đánh giá với thang điểm 100.

Các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tỉnh Cao Bằng tập trung triển khai trong thời gian tới gồm có: Giao chỉ tiêu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến cho các sở, ban, ngành, cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố; lựa chọn, đề xuất dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến; ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các điểm phục vụ bưu chính...

Cụ thể, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã trên địa bàn Cao Bằng được yêu cầu lựa chọn từ 1 dịch vụ công trở lên chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, đồng thời công bố, thông báo rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân biết để thực hiện.

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến là chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành đã đưa ra nhiều hành động kịp thời, bắt kịp xu thế hội nhập, phát triển và mang lại nhiều tiện ích cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính. Bắt xu thế, tại các tỉnh MNPB đang nỗ lực quyết liệt chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 nhằm hướng tới chính quyền số, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát cho thấy có 6 nhóm nguyên nhân người dân không hài lòng hoặc gặp lỗi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, với tỷ lệ tương ứng như sau: 3% là do lỗi thiết bị đầu cuối của người dân; 5% là do lỗi kết nối mạng của người dân; 36% là do lỗi của cổng dịch vụ công; 10% là do lỗi khi thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công; 7% là do lỗi kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; 25% là do thủ tục hành chính phức tạp, làm trực tiếp dễ và nhanh hơn làm trực tuyến và 14% là do các nguyên nhân khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các tỉnh phía Bắc thăng hạng chất lượng dịch vụ cng trực tuyến