Chính trị

Cán bộ sợ trách nhiệm trong tham mưu xây dựng thể chế

Bình Nguyên /08/2023 - 10:36

Vấn đề cán bộ sợ trách nhiệm trong thi hành công vụ một lần nữa được đề cập đến trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sáng nay (/8).

Cán bộ nhiều nơi sợ trách nhiệm

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long cho biết, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, hiện nay, còn một số nơi cán bộ có biểu hiện sợ trách nhiệm, né tránh công việc trong công tác tham mưu xây dựng thể chế. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân chính của vấn đề trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

0820230829-minh-binh.jpg
Đại biểu Trịnh Minh Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Tư pháp có nêu, quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong kiểm tra văn bản chưa thực sự rõ ràng, hợp lý. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của tình trạng này và chỉ ra các giải pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, qua đó tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

Trả lời về vấn đề trên, Bộ trưởng Lê Thành Long thừa nhận tình trạng sợ trách nhiệm là có và vấn đề đó không chỉ ở Bộ Tư pháp. Theo ông, lượng hóa việc này rất khó và thực tế cho thấy khi không làm được hoặc ngại thì nói do tổ chức thi hành pháp luật.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói nhiều về khâu yếu của chúng ta là tổ chức thi hành pháp luật. Khái quát ngắn gọn, Bộ trưởng cho biết, thực tế, nhiều khi do không xem xét vấn đề trong tổng thể nên cứ nói do pháp luật, báo cáo rà soát cũng nói đó là vướng mắc nhưng trên thực tế nhiều cái không phải như vậy.

Bên cạnh đó, khi nói về những bất cập, một số nơi có xu hướng giải thích theo hướng “tiện cho mình”, hoặc hiểu về pháp luật còn chưa thống nhất, có tình trạng hành chính hóa.

Bộ Nội vụ được giao ra Nghị định về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm nhưng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Bởi đây chỉ là Nghị định còn những vấn đề liên quan lại ở tầm Luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho hay.

0820230819-z4604450082679_0c18eee83a5bd9dd658c985c9bd360e4.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn.

Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác pháp chế

Liên quan đến đội ngũ làm công tác pháp chế, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM) đặt câu hỏi về giải pháp tổng thể mang tính đột phá để cải thiện đội ngũ pháp chế, vì các giải pháp của địa phương thời gian qua đã "đụng trần pháp luật".

Đại biểu cho biết, nhiều năm qua nguồn nhân lực cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chưa có sự đột phá, nhất là pháp chế. Ngoài ra, đại biểu Hạnh cũng phản ánh, có lúc có tình trạng Thông tư của các Bộ, ngành chồng chéo, gây khó khăn trong các tổ chức thực hiện và đề nghị Bộ Tư Pháp nêu rõ những giải pháp để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật?

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, hiện đội ngũ pháp chế trên cả nước là khoảng 10.000 người, trong đó 3.000 người làm pháp chế chuyên trách, 7.000 người kiêm nhiệm.

Các Bộ, ngành Trung ương có 89 tổ chức pháp chế và 65 phòng pháp chế ở địa phương. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật. Hiện mới có 8/28 Bộ trưởng tham gia chỉ đạo công tác này, còn lại là do Thứ trưởng phụ trách.

Về kinh phí hỗ trợ, qua nhiều lần chỉ đạo của Chính phủ, năm 2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 42 có những mức chi cơ bản là 2 tỷ đồng. Ông Long cho rằng mức chi này là rất thấp, nhưng đó là cả quá trình sau khi được cải thiện.

Về chỉ đạo xây dựng, Bộ trưởng Tư pháp đề nghị các Bộ trưởng các Bộ, ngành quan tâm và trực tiếp phụ trách. Theo ông Long, Thứ trưởng phụ trách nhiều khi không đủ thẩm quyền để giải quyết.

6ef6980694065c1f13.jpg

Hiện Bộ Tư pháp phối hợp cùng Bộ Nội vụ đang hoàn thiện dự thảo về Nghị định 55. Theo ông, gần 10 năm qua, việc tăng cường vai trò của pháp chế được bàn đến nhiều nhưng đi vào thực tế thì vẫn vướng.

Trong khi đó, số lượng pháp chế đang rất mỏng. Nếu nhân số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần triển khai thì khó đáp ứng yêu cầu.

Bộ trưởng Tư pháp cho rằng có một số Bộ, ngành không ưu tiên cho pháp chế. Giải pháp quan trọng nhất là làm sao xây dựng được một chức danh như pháp chế viên để từ đó theo tiêu chuẩn chế độ, chính sách sẽ cải thiện tình hình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ sợ trách nhiệm trong tham mưu xây dựng thể chế