Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương thuộc hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam, phía Đông nối TP.HCM với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, dài 41km. Đây là tuyến cao tốc huyết mạch giúp giảm kẹt xe từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, sau thời gian đưa vào khai thác, tuyến cao tốc này hiện đã quá tải, lưu lượng xe đi trên cao tốc dao động từ 48.000 - 50.000 xe và gần như tất cả xe trên Quốc lộ 1 đều dồn về cao tốc. Do quá tải nên tốc độ di chuyển khá thấp, trung bình khoảng 61km/h, không phát huy được năng lực của cao tốc. Nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày càng tăng, nhất là trong các mùa cao điểm như lễ, Tết, Ban Quản lý dự án 7 thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có công văn gửi UBND TP.HCM và Sở GTVT về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương và đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP (hợp đồng BOT), không có vốn ngân sách Nhà nước tham gia. Dự án có tổng chiều dài khoảng 91km, điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm (địa phận TP.HCM) và điểm cuối tại nút giao An Thái Trung (địa phận tỉnh Tiền Giang). Về quy mô, đoạn từ TP.HCM (bao gồm nút giao Chợ Đệm) đến Trung Lương được nâng cấp lên 8 làn xe hoàn chỉnh, hai làn dừng khẩn cấp (trong đó có khoảng 1,2km đi qua địa phận TP.HCM); đoạn từ Trung Lương đến Mỹ Thuận (nút giao An Thái Trung) có quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, hai làn dừng khẩn cấp. Dự kiến, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 32.270 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 20 - 2028. Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM - Công ty Cổ phần Tasco. Đối với hai tuyến đường Tân Tạo - Chợ Đệm, Bình Thuận - Chợ Đệm (đường nối lên cao tốc TP.HCM - Trung Lương) không thuộc phạm vi đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP. Hai tuyến đường này do TP.HCM quản lý, khai thác. Do đó, Ban Quản lý dự án 7 đề nghị TP.HCM xem xét, mở rộng hai tuyến đường lên 8 làn xe bằng phương án đầu tư phù hợp nhằm đồng bộ với dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trong giai đoạn 20-2028. "Thi thoảng có việc đi miền Tây tôi mới di chuyển cao tốc TP.HCM - Trung Lương nhưng thường hay căn giờ để đi vì sợ kẹt, so với các tuyến cao tốc khác thì tuyến này đã quá tải nên di chuyển rất chậm, nếu đi vào lễ, Tết càng mệt mỏi hơn, có khi đi cao tốc còn chậm hơn đường quốc lộ", chị Trang, TP.HCM chia sẻ. Đại diện Khu Quản lý đường bộ IV nhấn mạnh, việc nâng cấp mở rộng cao tốc là rất cần thiết, cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của người dân trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, giúp đồng bộ hạ tầng, tăng khả năng lưu thông, phát triển kinh tế TP.HCM và khu vực. Được biết, sau khi có ý kiến các đơn vị liên quan, Ban Quản lý dự án 7 hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận; đồng thời, thực hiện các bước tiếp theo. Như việc, việc đề xuất mở rộng hai tuyến cao tốc TP.HCM về miền Tây được hầu hết người dân ủng hộ, mong mỏi, nhất là cánh tài xế thường xuyên di chuyển từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây và ngược lại. Hy vọng rằng, đề xuất sớm được thông qua để tình trạng kẹt xe không còn là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông.
Chiều /12, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì buổi lm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, Mặt trận Tổ quốc v các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngy 25/10/2017, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.