Chiều 16/2/2017, TAND huyện Châu Phú, tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết cng tác Hội thẩm TAND năm 2016 v triển khai nhiệm vụ xét xử năm 2017.
Các đồng chí lãnh đạo TAND tỉnh; Huyện ủy, UBND HĐND huyện; huyện; cán bộ, lãnh đạo TAND huyện và Đoàn hội thẩm; cùng toàn thể cán bộ, công chức, Hội thẩm TAND huyện Châu Phú.
Đồng chí Nguyễn Văn Học, Phó Chánh án TAND tỉnh An Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Tại Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Sơn, Chánh án TAND huyện Châu Phú trình bày báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017.
Theo đó, trong năm qua, TAND huyện đã thụ lý tổng cộng 944 vụ, việc, đã giải quyết 861 vụ, việc, tỷ lệ giải quyết đạt 91,2 %, bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 8,96 vụ/tháng…Trong tổng số 944 vụ việc mà TAND huyện thụ lý, giải quyết, các hội thẩm tham gia xét xử tổng cộng 257 vụ án.
Trước khi tham gia xét xử, đa số hội thẩm đều dành thời gian nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị kế hoạch, nội dung cần thẩm vấn. Tại phiên tòa, hầu hết các hội thẩm đều thể hiện được tinh thần trách nhiệm của người đại diện cho nhân dân, tích cực, đảm bảo tính dân chủ, khách quan đúng quy định của pháp luật, từng bước nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.
Toàn cảnh Hội nghị
Đồng chí Nguyễn Văn Học, Phó Chánh án TAND tỉnh An Giang trao tặng Giấy khen cho Hội thẩm
Nhân dịp này, Phó Chánh án TAND tỉnh Nguyễn Văn Học cũng đã trao 4 Giấy khen của Chánh án TAND tỉnh cho 4 vị Hội thẩm về thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác xét xử năm 2016.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Học, Phó Chánh án TAND tỉnh ghi nhận và biểu dương kết quả hoạt động của Đoàn Hội thẩm và công tác xét xử của TAND huyện Châu Phú đã đạt được trong năm qua, đồng thời cũng nêu lên một số hạn chế của đơn vị năm qua, một số hội thẩm chưa tích cực nghiên cứu hồ sơ trước khi tham gia xét xử…
Qua đó, đồng chí yêu cầu tập thể lãnh đạo, Thẩm phán, cán bộ, công chức và các hội thẩm phải không ngừng học tập, nghiên cứu, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại án theo quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất lượng án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán.