“Văn hóa dẫn đường cho quốc dân đi”, một dân tộc, quốc gia chỉ thực sự phát triển bền vững khi có văn hóa. Trong thời đại ngày nay, không gian văn hóa đọc, "đất" cho sách phát triển ngày càng bị thu hẹp. Soi vào dòng chảy lịch sử cho tới ngày nay, sách luôn là chìa khóa vạn năng mở ra mọi cánh cửa trong đời sống con người.
Đặt sách ở vị trí trung tâm, tinh hoa, trí tuệ của nhân loại, tài sản vô giá đối với mỗi người và cộng đồng, ngày /2/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Tiếp đó, ngày 4/11/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Trước đó, ngày /3/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 329/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phát triển nhu cầu văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Những điều này càng khẳng định vai trò quan trọng, ý nghĩa to lớn của sách và văn hóa đọc đối với mỗi người dân.
Trong thời đại công nghệ số, sách đang bị đẩy dần lên các kệ, giá lạnh lẽo. Giới trẻ đắm mình trong phim ảnh, mạng xã hội, trí tuệ thông minh mà dần lười suy nghĩ, sống hờ, khô khan cảm xúc… Điều này kéo dài sẽ làm bào mòn các giá trị tốt đẹp vốn có được xây dựng, vun đắp từ nhiều đời của dân tộc Việt Nam.
Mỗi một con người để hình thành thói quen tốt, nhân cách, giàu tình thương, biết suy nghĩ phải được bồi dưỡng, vun đắp ngay từ tấm bé. Thông qua việc đọc sách với các kỹ năng đọc sách, mỗi cá nhân sẽ hình thành cho mình một nền tảng tri thức nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Để cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc, con người Việt Nam được giữ gìn, phát huy thì cần nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng nhau chung tay cho sách có không gian phát triển; trẻ em, người dân có địa chỉ để tham quan, đọc sách.
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 20, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, trường học tổ chức ngày hội đọc sách, nói chuyện về sách, tặng sách với mong muốn lan tỏa các thông điệp “Sách hay cần bạn đọc”.
Những hoạt động này khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Trong hành trình tiếp bước cho văn hóa đọc đầy khó khăn và cũng tự hào ấy, một nhóm bạn trẻ đã chung tay để phát triển Phòng đọc Hội An - Phòng đọc Cộng Đồng (tại Công viên Hội An - TP. Thanh Hóa).
Anh Hoàng Trọng Thành cho biết: Chúng tôi đến từ những ngành nghề khác nhau nhưng cùng chung một lý tưởng lan tỏa văn hóa đọc, tầm quan trọng của văn hóa đọc. Như lời Mahatma Gandhi “Không cần đốt sách để phá huy một nền văn hóa, chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”. Từ đó có thể thấy tầm quan trọng lớn lao của văn hóa đọc.
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, cá nhân một cách lâu dài, bền bỉ sẽ đưa sách vào cuộc sống, nâng tầm văn hóa đọc. Khi mọi người cùng nhận ra, cùng nhau thực hiện thì sách sẽ ngày càng phát triển, trở thành một địa chỉ tin cậy cho mọi người yêu thích sách, học tập và rèn luyện”.
Phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển phồn vinh của đất nước. Việc khó khăn và hệ trọng này không của riêng những người làm công tác thư viện, mà là trách nhiệm của cả xã hội. Chính quyền các địa phương, đơn vị cần tạo thêm không gian, đất cho sách, văn hóa đọc có cơ hội được bám rễ, vươn cành, tỏa bóng mát lên đời sống, tâm hồn con người.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, những người làm sách, phát triển sách, văn hóa đọc cũng phải gắn với chuyển đổi số. Cần những thư viện số, không gian số được kiểm soát, chọn lọc để bạn đọc kết hợp giữa truyền thống sách giấy và sách điện tử; thích ứng theo thời cuộc để sách phục vụ tốt hơn, thuận tiện hơn cho người dân, bạn đọc muốn tiếp cận.
Hiện nay số lượng người đọc sách, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân từ văn hóa đọc còn hạn chế. Để hình thành thói quen, văn hóa đọc, ngoài sự đổi mới về sách, cần có sự đổi mới trong tổ chức tuyên truyền, triển khai các hoạt động liên quan đến sách và văn hóa đọc nhằm thay đổi nhận thức và hành động tự bản thân mỗi cá nhân. Điều này cần sự quan tâm, đầu tư của nhiều cấp, tổ chức, cá nhân.