Bộ VHTTDL đã ban hnh quyết định cho phép Bảo tng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn ha, Thể thao v Du lịch tỉnh Bắc Ninh v trường Đại học Đng Á (Nhật Bản) khai quật khảo cổ tại Khu vực tường thnh Ngoại phía Tây di tích Thnh cổ Luy Lâu.
Theo Quyết định số 2809/QĐ-BVHTTDL, thời gian khai quật từ ngày /11/2022 đến ngày /12/2022, trên diện tích 30m2. Chủ trì khai quật là ông Lê Văn Chiến, Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Trong thời gian khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.
Sau khi kết thúc đợt khai quật khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất 01 (một) tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 01 (một) năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.
Thành Luy Lâu nằm cách Hà Nội chừng 30km, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và tôn giáo đầu tiên của nền văn minh sông Hồng, hình thành khoảng hơn 2.000 năm trước và phát triển không ngừng trong nhiều thế kỷ.
Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Luy Lâu cũng được biết đến là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt, là điểm dừng quan trọng trên con đường truyền bá của đạo Phật từ Ấn Độ sang các nước...
Luy Lâu là ngôi thành đất, cấu trúc dạng chữ nhật, nằm gọn trong làng Lũng Khê, với quy mô khá lớn, kích thước của các lũy thành đo được là: thành lũy phía Tây 328m, thành lũy phía Đông 320m, thành lũy phía Bắc 680m, thành lũy phía Nam 520m.
Trải qua gần 20 thế kỷ với bao biến cố, thăng trầm, các lũy thành bị san bằng đi nhiều. Tuy nhiên, trải trên diện tích rộng lớn cả khu vực nội và ngoại, thành cổ Luy Lâu vẫn còn những dấu tích cư trú, kiến trúc như: đường viền thành cao khoảng 1-3m so với mặt ruộng; dãy ao cổ nối với nhau chạy thành dải liên tiếp là vết tích của việc đào đất đắp hào cùng vô số hiện vật, di vật gạch ngói các loại, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất…