Trẻ được chẩn đoán bị uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh c thể gây tử vong lên đến 80%, d trẻ c sống st cũng c thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời.
Ngày 23/9, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, khoa Nhi của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho bé sơ sinh D.M.Q. (trú tại xã Lương Thông, Hà Quảng, Cao Bằng) bị uốn ván rốn nguy kịch.
Theo người nhà bệnh nhi, mẹ bé không khám thai định kỳ, khi sinh bé Q. được bà cắt rốn tại nhà bằng thanh nứa. Tuy nhiên, sau sinh 3 ngày, em bé bỏ bú, thở yếu, co giật liên tục, nhạy cảm với kích thích. Gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng khám.
Tại bệnh viện, các bác sĩ cho bé dùng thuốc chống co giật, kháng sinh chống nhiễm trùng và truyền dịch nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch. Hiện tại bé vẫn phải thở máy và đang được điều trị tích cực tại khoa Nhi bệnh viện.
Bệnh nhi được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lới - Trưởng khoa Nhi cho biết, từ đầu năm tới nay, khoa tiếp nhận và điều trị cho 6 em bé bị suy hô hấp do uốn ván rốn sơ sinh. Trong đó, đa phần là các trường hợp tự sinh con tại nhà, dùng những dụng cụ không được diệt khuẩn như: Dao, tre, nứa, sợi chỉ, thậm chí là sợi thừng để cắt, thắt rốn trẻ sơ sinh.
Uốn ván rốn sơ sinh từ lâu được biết là bệnh rất nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương của trẻ. Bệnh do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập qua rốn.
Uốn ván rốn sơ sinh có thể gây tử vong lên đến 80%. Dù trẻ có sống sót cũng có thể mang di chứng thần kinh, tâm thần suốt đời.
Hiện nay, bệnh này hoàn toàn có thể dự phòng, phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván đầy đủ và nên sinh tại các cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Nếu trẻ đẻ trong điều kiện không đảm bảo vô khuẩn, đẻ rơi và người mẹ chưa được tiêm phòng uốn ván trong lúc mang thai thì nên tiêm phòng uốn ván với SAT 1.500 đơn vị, tiêm bắp một lần sau đẻ.
Dấu hiệu bệnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, uốn ván rốn sơ sinh kể từ khi cắt rốn tới khi có dấu hiệu cứng hàm là thời kỳ không có dấu hiệu báo trước về bệnh uốn ván, thời gian ủ bệnh từ 4- ngày, trung bình là 7 ngày, ủ bệnh ngắn bệnh càng nặng.
Tiếp đến là thời kỳ khởi phát trẻ sẽ quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại. Lúc này trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại đó là dấu hiệu cứng hàm (trismus), thời kỳ khởi phát này nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát (từ vài giờ đến một ngày).
Thời kỳ toàn phát, bệnh thể hiện rõ ràng, cứng hàm càng rõ, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và co cứng. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có cơn co giật hay co cứng mau hay thưa, ngắn hay dài.
Lúc này bé bắt đầu xuất hiện những cơn co giật xảy ra một cách tự phát hay kích thích (ánh sáng, khám, bế cho ăn) lúc đó nét mặt trẻ nhăn nhúm lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt. Cơn co giật có thể kéo dài vài phút. Cũng có khi tới 5-6 giờ liền, nếu cơn co giật mạnh liên tục, dễ kèm theo cơn ngừng thở kéo dài 2-3 phút, thậm chí 20-30 phút do cơ thanh quản bị co thắt.
Lúc này, nhiệt độ có thể bình thường nhưng thường sốt cao 38-39oC có khi 40-41°C là yếu tố phối hợp làm cơn co giật xảy ra. Tiêu hóa hay bị táo bón. Rốn thường rụng sớm (100%) và nhiễm khuẩn, có thể rốn ướt, có mủ hay thối.