Theo Chánh án TANDTC Lê Minh Trí, trong 6 tháng các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 71 vụ với 336 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản trên 32.399 tỷ đồng; có 50 vụ với 3 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt trên 30.321 tỷ đồng.
Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC Lê Minh Trí đã có báo cáo gửi Quốc hội về công tác của các Tòa án trong 6 tháng đầu năm (01/10/20 đến ngày 31/3/2025).
Theo đó, 6 tháng đầu năm 2025, các Tòa án triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh số lượng các loại vụ việc phải thụ lý, giải quyết vẫn tiếp tục tăng với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, nhất là các tội phạm ma túy, xâm phạm trật tự an toàn giao thông, tham nhũng, kinh tế, chức vụ, xâm hại tình dục trẻ em...
Bên cạnh việc phải làm tốt công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc, các Tòa án còn phải triển khai Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 20, các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; đặc biệt là tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII trong Tòa án nhân dân và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương về tinh gọn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Với phương châm “Đoàn kết, Trách nhiệm, Kỷ cương, Liêm chính, Đổi mới, Vượt khó, Hiệu quả”, Chánh án TANDTC đã yêu cầu Chánh án Tòa án các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu công tác được Quốc hội giao.
Chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có
Cụ thể, các Tòa án đã thụ lý 4.532 vụ việc, đã giải quyết được 233.087 vụ việc, đạt tỷ lệ 54,9%. So với cùng kỳ năm 20, số vụ việc đã thụ lý tăng 26.677 vụ (tăng 6,7%), đã giải quyết tăng .531 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,72%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá 1,5%).
Về giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, các Tòa án đã thụ lý 57.911 vụ với 116.423 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 44.178 vụ với 82.999 bị cáo; đạt tỷ lệ 76,29% về số vụ và 71,29% về số bị cáo. So với cùng kỳ năm 20, thụ lý tăng 2.723 vụ với 7.517 bị cáo; giải quyết, xét xử tăng 2.219 vụ với 4.953 bị cáo.
Về thụ lý, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ, các Tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 3.399 vụ với 8.297 bị cáo; đã xét xử 2.216 vụ với 4.620 bị cáo (so với cùng kỳ năm 20, thụ lý tăng 537 vụ với 1.846 bị cáo, xét xử tăng 306 vụ với 866 bị cáo).
Các Tòa án đã tuyên tịch thu sung quỹ Nhà nước đối với những khoản tiền nhận hối lộ, được hưởng lợi từ việc phạm tội hoặc phải bồi thường, khắc phục hậu quả đối với những khoản tiền bị thất thoát, chiếm đoạt; tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 71 vụ với 336 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản trên 32.399 tỷ đồng; có 50 vụ với 3 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt trên 30.321 tỷ đồng.
Theo báo cáo, các Tòa án đã tích cực phối hợp chặt chẽ ngay từ giai đoạn điều tra, chủ động tháo gỡ vướng mắc nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác xét xử, kịp thời thu hồi các tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong vụ án, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
Chánh án Lê Minh Trí cho biết, tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, y tế... Các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ mà Tòa án đã xét xử chủ yếu phạm các tội về “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”...
Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung. Chủ động làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án dân sự trong công tác giải quyết các vụ án.
Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn
Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo được các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo được đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh, bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu.
Ngoài ra, Tòa án đã phối hợp với liên ngành tố tụng ở Trung ương chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo như: vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty Chè Việt Nam, Tập đoàn Thái Dương... Đã xử lý nghiêm nhiều vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, gây bức xúc trong xã hội, được dư luận đánh giá cao, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Báo cáo nhấn mạnh, việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa tiếp tục được bảo đảm theo hướng thực chất, hiệu quả. Hình phạt áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp cho hưởng án treo được cân nhắc kỹ lưỡng; được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm đúng pháp luật, phát huy ý nghĩa nhân văn, tạo điều kiện cho người bị kết án được tự cải tạo ngoài xã hội dưới sự giám sát, giáo dục của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Việc xem xét, quyết định áp dụng hình phạt khác không phải là hình phạt tù đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Các vụ án hành chính người bị kiện là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện
Về giải quyết, xét xử các vụ án hành chính, các Tòa án đã thụ lý 9.878 vụ; đã giải quyết, xét xử được 3.542 vụ; đạt tỷ lệ 35,9 % (so với cùng kỳ năm 20, thụ lý tăng 742 vụ, giải quyết, xét xử tăng 786 vụ).
Trong số 9.878 vụ án hành chính đã thụ lý, có 7.029 vụ án hành chính người bị kiện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; đã giải quyết, xét xử 2.360 vụ án.
Thực tiễn giải quyết cho thấy, các vụ án hành chính chủ yếu liên quan tới khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai. Quá trình giải quyết, các Tòa án đã chú trọng tổ chức đối thoại giữa các bên; khắc phục triệt để việc để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tính đến ngày 31/3/2025, không có vụ án hành chính nào để quá thời hạn giải quyết do nguyên nhân chủ quan; tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật; phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức 66 phiên tòa rút kinh nghiệm...
Bên cạnh đó, các Tòa án đã tăng cường xét xử trực tuyến; hạn chế việc xét xử vắng mặt người bị kiện; giảm bức xúc cho người khởi kiện. Trong 06 tháng qua, các Tòa án đã ban hành 81 quyết định buộc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (tăng 64 quyết định so với cùng kỳ năm trước).