Mỗi năm, trên địa bn tỉnh Lạng Sơn c trên 2.000 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra được tổ ha giải cơ sở thụ lý, giải quyết nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra v chưa giải quyết được các xung đột trong xã hội. Do đ, nhm nghiên cứu do Thạc sỹ Nguyễn Thế Lệ, Chánh án TAND tỉnh lm chủ nhiệm đã nghiên cứu đề ti khoa học “Nâng cao chất lượng cng tác ha giải đối với các tranh chấp dân sự trên địa bn tỉnh Lạng Sơn” v đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu..
Trên địa bàn tỉnh, các tranh chấp dân sự chủ yếu liên quan đến quyền sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông lâm nghiệp. Tại cấp cơ sở, mỗi năm tỷ lệ hoà giải thành chỉ đạt dưới 70% (chỉ tiêu UBND tỉnh giao từ 70% trở lên), tỷ lệ hòa giải thành các vụ đạt tỷ lệ chưa cao dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện, trong thời gian dài.
Do đó, từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2020, nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Nguyễn Thế Lệ, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh làm chủ nhiệm đã nghiên cứu đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng công tác hòa giải đối với các tranh chấp dân sự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.
Thạc sỹ Nguyễn Thế Lệ cho biết: Toàn tỉnh hiện có khoảng 13.000 hòa giải viên cơ sở, 8 hòa giải viên lao động, 53 thẩm phán tại TAND hai cấp. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu khi triển khai đề tài là làm rõ mỗi quan hệ giữa hòa giải ngoài tòa và hòa giải tại tòa; đặc điểm, ý nghĩa của công tác này; đưa ra mô hình tổ chức hòa giải chung để người tiến hành hòa giải, người tham gia hòa giải hình dung được quy trình, thủ tục. Quan trọng nhất là đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác hòa giải trên địa bàn tỉnh.
Để nâng cao chất lượng công tác hòa giải, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giải pháp chung và các giải pháp riêng trong hòa giải ngoài tòa và tại tòa. Trong đó, giải pháp chung là tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc phối hợp giữa mặt trận tổ quốc và tổ hòa giải cơ sở, tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở, của UBND cấp xã và hoạt động hòa giải tại tòa án. Cùng đó, công tác dân vận trong hòa giải cần phải được làm tốt.
Các cơ quan liên quan trên địa bàn, TAND hai cấp và tổ hòa giải cơ sở phải có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác hòa giải, giải quyết các vụ án dân sự. Đội ngũ hòa giải viên, thẩm phán, chức danh tư pháp cần thường xuyên được đào tạo kỹ năng hòa giải, kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật cho công tác hòa giải… Về các giải pháp riêng đó là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho hòa giải viên; tăng mức thù lao cho hòa giải viên; người hòa giải thành nhiều vụ việc (80%) được biểu dương, khen thưởng; khuyến khích thực hiện hòa giải trong các tranh chấp dân sự… Theo đó trong thời gian qua, một số TAND trong tỉnh đã áp dụng các giải pháp này vào hòa giải. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hòa giải tại tòa. Một số đơn vị làm tốt là TAND: thành phố, Cao Lộc, Bình Gia
Cùng với các giải pháp trên, nhóm nghiên cứu đã biên soạn cuốn “Sổ tay hòa giải” với các kỹ năng, phương pháp tiến hành hòa giải. Nhóm còn tiến hành tập huấn hướng dẫn phương pháp hòa giải cho 313 người là lãnh đạo các tòa, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và chi cục thi hành án dân sự các huyện, thành phố; thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký TAND hai cấp; lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác hòa giải tại các xã, phường, thị trấn.
Ông Nông Văn Khôn, Hòa giải viên, TAND huyện Đình Lập cho biết: Cuốn “Sổ tay hòa giải” có ý nghĩa rất lớn, giúp tôi nắm được ý nghĩa của việc hòa giải, quy trình hòa giải và những kỹ năng quan trọng trong quá trình hòa giải. Thời gian gần đây, tôi được tập huấn nên đã được cập nhật kịp thời các quy định, kiến thức liên quan đến công tác hòa giải để từ đó có thể áp dụng tốt trong thực hiện công tác hòa giải tại tòa.
Thời gian qua, song song với việc nghiên cứu thì một số đơn vị đã đã áp dụng các giải pháp trên vào công tác hòa giải, qua đó chất lượng hòa giải đã có chuyển biến bước đầu. Theo số liệu của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, từ đầu năm 2021 đến nay, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã hòa giải thành 1.007/1.4 vụ việc, đạt tỷ lệ 70,7%, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020). Tại tòa án Nhân dân hai cấp, trong 6 tháng đầu năm nay, các đơn vị đã hòa giải thành tại tòa 733/965 vụ, việc dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh thương mại, tăng 147 vụ hòa giải thành so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, có thể thấy chất lượng hòa giải đang được nâng lên. Thời gian tới, các giải pháp của đề tài nghiên cứu được ứng dụng rộng rãi sẽ góp phần hòa giải thành nhiều vụ việc trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất các vụ việc khiếu kiện đến tòa. Với giá trị thiết thực mà đề tài mang lại, tháng 04/2021, Hội đồng khoa học tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành nghiệm thu đề tài.