Chánh án TAND TP.HCM: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng v hon thiện Nh nước pháp quyền

Quang Trung| 09/01/2023 12:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mỗi năm, TAND TP.HCM thụ lý v giải quyết lượng án bằng 1/6 của cả nước. Tuy nhiên, với sự đon kết, nỗ lực vượt qua kh khăn, đơn vị đã hon thnh xuất sắc nhiệm vụ được giao. Báo Cng lý đã c cuộc tr chuyện với Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong về những hoạt động của đơn vị trong năm qua.

Phóng viên: Xin Chánh án cho biết những kết quả TAND hai cấp TP.HCM đã đạt được trong năm qua?

Chánh án Lê Thanh Phong: Năm 2022, TAND hai cấp TP.HCM nỗ lực vượt qua khó khăn, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, năm qua, TAND hai cấp TP.HCM đã thụ lý 60.821 vụ việc; so với cùng kỳ năm 2021, số vụ việc thụ lý tăng 10.194 vụ việc, giải quyết tăng 20.477 vụ việc, tỷ lệ giải quyết tăng 26%. Chất lượng xét xử, giải quyết các vụ việc được nâng cao, tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan là 0,3%, so với năm 2021 giảm 0,68%. Tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt cao (98,5%), việc xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án oan người không phạm tội.

Trong đó, đổi mới hoạt động tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được xác định là khâu đột phá. Tăng cường hòa giải, đối thoại án dân sự, hành chính, tỷ lệ hòa giải thành, chiếm tỷ lệ 51%, so với cùng kỳ tăng 7.012 vụ việc. Đơn vị đã tổ chức được 339 phiên tòa trực tuyến, vượt chỉ tiêu, tại thời điểm báo cáo dẫn đầu cả nước về xét xử trực tuyến.

Chánh án TAND TP.HCM: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong

Phóng viên: Được biết thời gian qua, TAND TPHCM xét xử rất nhiều vụ án lớn, dư luận quan tâm và đồng tình. Xin ông cho biết, thuận lợi và khó khăn khi xét xử những vụ án này?

Chánh án Lê Thanh Phong: Năm 2022, TAND TP.HCM đã xét xử một số vụ án về các tội tham nhũng, chức vụ thuộc diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: Vụ án Dương Thị Bạch Diệp, Nguyễn Thành Tài và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”;

Vụ án Lê Tấn Hùng và đồng phạm về tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Che giấu tội phạm”; Vụ án Tất Thành Cang và đồng phạm bị về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí;…

Ngoài ra, còn xét xử các vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như: Vụ án Nguyễn Võ Quỳnh Trang, Nguyễn Thái Kim Trung về tội “Giết người”, “Hành hạ người khác” và “Che giấu tội phạm”; Vụ án Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm được về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”…

Trong quá trình xét xử, Ban cán sự đảng TAND TP.HCM đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, TANDTC, Thường trực Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nên các quyết định khởi tố, kiến nghị khởi tố vụ án của TAND TP.HCM đã được thực hiện nghiêm túc, các vụ án đã được điều tra, truy tố và xét xử kịp thời được dư luận và quần chúng nhân dân ủng hộ, đồng tình.

Chánh án TAND TP.HCM: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thái Luyện lừa đảo hơn 4.000 bị hại với số tiền gần 2.400 tỷ đồng.

Việc xét xử các vụ án này đã tạo ra không ít áp lực cho thành viên Hội đồng xét xử, nhất là khi người dân chưa nắm bắt đầy đủ thông tin của vụ án mà chỉ có thông tin từ các trang mạng xã hội. Do đó, để có thông tin chính thức, định hướng dư luận đúng với bản chất của vụ án, TAND TP.HCM thông báo về lịch xét xử, dự trù tình huống người dân đến tham dự phiên tòa, lắp đặt các thiết bị truyền hình trực tiếp, xin cơ chế đặc biệt (chưa có tiền lệ) ứng dụng công nghệ trong quá trình thực hiện tố tụng về mặt thủ tục và khi tuyên án, tống đạt bản án theo hình thức điện tử theo Điều 141 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phóng viên: Lãnh đạo TAND TP.HCM rất quan tâm đến công tác chuẩn bị, tạo tiền đề để tiến tới xây dựng Tòa án điện tử theo định hướng của TANDTC. Công tác này đã được TAND hai cấp TP.HCM triển khai như thế nào?

Chánh án Lê Thanh Phong: Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu, trong đó có hoạt động của Tòa án. Hiện nay, TANDTC đang triển khai xây dựng “Đề án Tòa án điện tử tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”.

Trước khi “Đề án Tòa án điện tử tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” được phê duyệt, Tòa án hai cấp thành phố đã triển khai một số dịch vụ, hoạt động, đề án… nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, điều hành tạo tiền đề cho việc xây dựng và triển khai Tòa án án điện tử trong tương lai như: Phần mềm quản lý án; phần mềm quản lý văn bản; số hóa, sao lục văn bản; tống đạt các văn bản tố tụng bằng phương thức điện tử; đối thoại trực tuyến trong giải quyết án hành chính; phiên họp trực tuyến đưa người vào cơ sở cai nghiên bắt buộc; Xét xử trực tuyến; phiên họp trực tuyến; công khai bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử…mang lại hiệu quả cao, sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian rất nhiều so với cách làm truyền thống.

TAND thành phố đã và đang xây dựng và triển khai một số phần mềm như phần mềm phân án ngẫu nhiên, lấy số  tự động, nhắc việc...

Chánh án TAND TP.HCM: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

Phiên tòa trực tuyến của TAND TP Thủ Đức, TP.HCM

Phóng viên: Chánh án có thể cho biết những đề xuất, kiến nghị của TAND TP.HCM?

Chánh án Lê Thanh Phong: Trong thời gian tới, TAND TP.HCM tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ giải quyết các loại vụ việc, trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện được những nhiệm vụ trọng tâm trên, TAND TP.HCM kiến nghị TANDTC kiến nghị Quốc hội rà soát sửa đổi, bổ sung các đạo luật như: Luật tổ chức TAND cho phù hợp với xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng Tòa án điện tử.

Quan tâm về biên chế cho TAND hai cấp TP.HCM để nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử; bố trí kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc. Đặc biệt là kinh phí liên quan đến việc tổ chức xét xử các vụ án lớn; cơ sở vật chất, kinh phí cho việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức xét xử trực tuyến; kinh phí thừa phát lại...

Bên cạnh đó, đề nghị Hội đồng nhân dân TP.HCM xem xét hỗ trợ công chức, người lao động TAND hai cấp TP.HCM theo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về chi thu thập tăng thêm.

Phóng viên: Xin cảm ơn Chánh án!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chánh án TAND TP.HCM: Đẩy mạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng v hon thiện Nh nước pháp quyền