Hm nay -11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Lao động sửa đổi. Một trong những nội dung sẽ “nng” tại diễn đn l vấn đề tiền lương tối thiểu.
Quan điểm của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội là tiền lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ nhóm lao động yếu thế, về bản chất là mức sống tối thiểu và là căn cứ giới hạn tối thiểu cho người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về tiền lương, đặc biệt đối với một số ngành, nghề lao động giản đơn.
Lương tối thiểu phải hướng đến mục tiêu bảo vệ nhóm lao động yếu thế. (Ảnh minh hoạ)
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc công bố mức lương tối thiểu chỉ ảnh hưởng khoảng từ 10% đến 20% người lao động thuộc nhóm có mức lương thấp nhất, làm việc trong những ngành, nghề yếu thế. Trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, với tỷ lệ lao động phổ thông còn khá lớn, cần thiết phải quy định mức lương tối thiểu vùng, nhưng trong tương lai khi nhóm lao động có tay nghề tăng lên nên hướng đến việc chỉ công bố mức lương tối thiểu đối với nhóm ngành, nghề mà người lao động có khả năng rơi vào tình trạng yếu thế, hạn chế tối đa việc người sử dụng lao động lợi dụng lương tối thiểu như là lương tham chiếu để chi trả tiền lương không hợp lý.
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định “tiền lương tối thiểu ngành” thực hiện trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể ngành là hướng đi đúng, nhưng trong điều kiện hiện nay vấn đề này khó khả thi vì các điều kiện để xây dựng thỏa ước lao động tập thể ngành còn rất hạn chế, cần phải có thời gian để mở rộng dần. (Hiện nay mới có Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt may Bình Dương với 13 doanh nghiệp tham gia. Một số chế độ đối với người lao động được thỏa thuận cao hơn quy định của pháp luật, lương tối thiểu cao hơn 1,35 so với lương tối thiểu vùng; bậc lương của người lao động qua đào tạo là 10% cao hơn mức quy định chung). Vì vậy, nên xem xét việc Nhà nước có thể tiếp tục công bố lương tối thiểu ngành trong một thời gian cần thiết để bảo vệ cho người lao động trong một số ngành, nghề.
Ngoài ra, để bảo vệ cho người lao động tốt hơn, nhất là đối với loại hình lao động không trọn thời gian, xu hướng của nhiều quốc gia hiện nay đều có quy định về lương tối thiểu giờ, lương tối thiểu ngày, lương tối thiểu tuần… Cần bổ sung quy định về vấn đề này trong Dự thảo Luật.
Theo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Trung Nguyễn