Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, các cơ quan của Chính phủ từ ton quốc cho đến các lng, xã đều l cng bộc của dân.
Nghĩa là người làm việc trong các cơ quan ăn lương Nhà nước là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để “đè đầu” dân. Người công bộc phải hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Đó là đạo đức công vụ và thực tế, bất kỳ Nhà nước nào cũng có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Ngay từ khi ra đời, nền công vụ của Nhà nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được xây dựng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một nền công vụ: Mạnh mẽ, sáng suốt, của dân; hoạt động vì nhân dân và chịu sự kiểm soát, bãi miễn của nhân dân; một nền công vụ hiện đại, dân chủ, có hiệu lực từ Trung ương đến cơ sở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý thức từ rất sớm và rất sâu sắc về việc xây dựng một nền hành chính mới. Hai yếu tố cơ bản góp phần làm nên chất lượng mới của nền hành chính ấy là đội ngũ công chức công tâm, thạo việc, mẫn cán và nền công vụ gần dân, vì dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan điểm mới mẻ và cụ thể về xây dựng một nền công vụ mới mà “mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân... Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy”.
Để xây dựng được nền công vụ đó, đội ngũ cán bộ, công chức cần có những chuẩn mực đạo đức công vụ. Khái niệm “công bộc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để chỉ chức trách và bổn phận của người công chức chế độ mới là một đột phá trong tư duy về nhân sự của bộ máy hành chính. Bản thân Người với tư cách là Chủ tịch nước cũng tự coi mình như “một chiến sỹ vâng mệnh quốc dân, đồng bào”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, vì lợi ích chung là tư cách quan trọng nhất của người công bộc đối với Nhà nước và nhân dân.“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Người công bộc ấy phải hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.
Bác đề cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm với công việc của người cán bộ công chức: “Anh em viên chức phải có bốn đức tính là: Cần, kiệm, liêm, chính”... Bác chỉ ra trách nhiệm và bổn phận của cán bộ, công chức - trước hết là do phân công lao động xã hội và không hề có đặc quyền, đặc lợi. Người viết: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân Hợp tác xã Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Tinh thần cầu tiến bộ, học tập không ngừng là một yêu cầu cao đối với mỗi cán bộ, công chức: “Phải có lòng cầu tiến bộ”, thân ái và đoàn kết. Phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức và gương mẫu thực hiện đường lối, pháp luật của Đảng, Nhà nước...
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ công chức còn cần phải dũng cảm, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng.
Công chức là lực lượng quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục và đào tạo đội ngũ này, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của nền hành chính, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những luận điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ là những nguyên lý bất di bất dịch, đã và đang được vận dụng sáng tạo trong thực tiễn công cuộc đổi mới nước ta hiện nay.
Năm 20 đã đến, Xuân Ất Mùi sắp về! Làm theo lời Bác, mỗi cán bộ, Thẩm phán, công chức, viên chức hệ thống TAND, Tòa án quân sự các cấp cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để trở thành những cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; đóng góp vào sự nghiệp cải cách tư pháp, một nền tư pháp do dân, vì dân trên con đường đổi mới đất nước.