Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; hoàn thành tổng kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các chung cư trước /11/2023; tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 9/2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 782/CĐ-TTg ngày 04/9/2023 yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của Nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 20, tuyệt đối không để thiếu điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày tháng 9 năm 2023.
Chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể; phấn đấu khởi công vào tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, v..v…
Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày tháng 9 năm 2023.
Về đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.
Theo Công điện số 780/CĐ-TTg ngày 3/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ, để tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, kịp thời khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 có 5.000 km đường bộ cao tốc như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và Lãnh đạo Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương nỗ lực hơn nữa, tập trung tháo gỡ khó khăn, xử lý tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các công trình, dự án theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng; rà soát kết nối đồng bộ với các tuyến đường bộ cao tốc nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác quỹ đất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương và cả nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 796/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 về vụ cháy nhà dân tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Công điện yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan…
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 825/CĐ-TTg ngày /9/2023 triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày tháng 11 năm 2023).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh không được lơ là, chủ quan, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả đợt thiên tai vừa qua, sớm ổn định lại đời sống cho người dân, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 898/CĐ-TTg ngày 28/9/2023 về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động chỉ đạo khẩn trương triển khai có hiệu quả công tác ứng phó và khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ theo phương châm "bốn tại chỗ".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 902/CĐ-TTg ngày 30/9/2023 về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Đồng Nai.
Để kịp thời khắc phục hậu quả, ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân kiêm Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh:
Tập trung tối đa lực lượng y bác sĩ, thuốc men, thiết bị, vật tư y tế để cứu chữa các nạn nhân bị thương; tạo điều kiện thuận lợi để gia đình nhanh chóng tiếp cận các nạn nhân trong vụ tai nạn, làm các thủ tục liên quan đến nạn nhân tử vong; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình các nạn nhân tử vong và các nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trực tiếp chủ trì tổ chức hội nghị với các cơ quan, lực lượng chức năng đánh giá nguyên nhân, triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập, đồng thời xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Đồng Nai và Công an các đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, gây ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng nêu trên; xác định làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và các nguyên nhân có liên quan đến trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến vụ tai nạn giao thông nêu trên để phục vụ công tác phòng ngừa tai nạn giao thông tương tự trong thời gian tới.
Chính phủ ban hành Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Theo đó, mức phí bảo hiểm của từng loại xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cụ thể, mức phí bảo hiểm đối với mô tô 2 bánh dưới 50 cc là 55.000 đồng, mô tô 2 bánh từ 50cc trở lên là 60.000 đồng, xe máy điện là 55.000 đồng, xe ô tô không kinh doanh vận tải dưới 6 chỗ là 437.000 đồng, từ 6-11 chỗ là 794.000 đồng...
Căn cứ vào lịch sử bồi thường bảo hiểm của từng xe cơ giới hoặc lịch sử gây tai nạn của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm. Mức tăng, giảm phí bảo hiểm tối đa là % tính trên mức phí bảo hiểm quy định.
Theo quy định, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 0 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 9/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nghị định số 69/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 28 của Nghị định số 9/2020/NĐ-CP về điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên.
Theo đó, Nghị định số 69/2023/NĐ-CP quy định 9 điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên thay vì 7 điều kiện như quy định tại Nghị định số 9/2020/NĐ-CP.
Chính phủ ban hành Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, về nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định bổ sung quy định: Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.
Chính phủ ban hành Nghị định 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô và sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh; xe ô tô phục vụ công tác chung; xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước.
Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định này quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tổ chức phối hợp liên ngành được tổ chức dưới các hình thức sau: Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo, Ban công tác.
Tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành.
Tổ chức phối hợp liên ngành không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Tổ chức phối hợp liên ngành không có con dấu hình Quốc huy.
* Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10/2023
- 2 trường hợp ô tô thuộc diện phải triệu hồi
Có hiệu lực từ ngày 1/10/2023, Nghị định 60/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trong đó, Nghị định quy định ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm:
+ Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;
+ Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.
- Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nghị định 62/2023/NĐ-CP ngày 18/8/2023 của Chính phủ bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hiệu lực từ ngày 05/10/2023
Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định số 92/20/NĐ-CP ngày 13/10/20 của Chính phủ về an ninh hàng không./.