Chính trị

Chỉ luật hóa những vấn đề xã hội cần, nhà khoa học cần

Duy Tuấn /04/2025 - 13:48

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, dự thảo Luật cần tránh đưa quá nhiều nội dung, tập trung vào những vấn đề cần thiết, xã hội cần, nhà khoa học cần, có thể triển khai được ngay...

Tiếp tục chương trình phiên họp 44, sáng /4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

k3.jpeg
Toàn cảnh phiên họp.

Trình bày Tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Dự thảo Luật gồm 8 chương và 95 điều (tăng 14 điều so với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013) và có sửa đổi lớn đối với 26 điều, bổ sung 23 điều.

Dự thảo Luật được thiết kế theo nguyên tắc giảm thủ tục hành chính, tăng cường hậu kiểm, chuyển đổi số toàn diện trong quản lý và hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

k2.jpeg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Đặc biệt, thay đổi tư duy quản lý theo hướng quản lý hiệu quả, không quản lý quá trình. Thu hút nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tài trợ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, phạm vi điều chỉnh và toàn bộ nội dung dự thảo Luật “còn nặng tư duy hành chính” - quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước, chưa thực sự làm nổi bật các cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất, kinh doanh.

k1.jpeg
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, dự thảo Luật cần tránh đưa quá nhiều nội dung mà cần tập trung vào những vấn đề cần thiết, xã hội cần, nhà khoa học cần, có thể triển khai được ngay; đồng thời nêu rõ, với các vấn đề còn khó khăn, vướng mắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội "sẵn sàng ngồi lại cùng Chính phủ để tháo gỡ".

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần cân nhắc việc kế thừa các quy định tại Nghị quyết số 193 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do chưa có nhiều thời gian đánh giá, kiểm nghiệm và hiệu quả các quy định kế thừa. “Cần rà soát, đánh giá kỹ sự cần thiết, độ chín muồi của từng nội dung để có cơ sở đưa vào Luật, bảo đảm tính khả thi, ổn định của Luật”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chỉ luật ha những vấn đề xã hội cần, nh khoa học cần