Quần thể kiến trúc ch a Chén Kiểu được bố trí hi ha trong một vườn cây cổ thụ, c sự phối hợp giữa truyền thống v hiện đại. Qua c sáng tạo v sự khéo léo của các nghệ nhân Khmer đã tạo nên một cng trình nghệ thuật kiến trúc mun mu, mun vẻ.
Chùa Chén Kiểu có tên Khmer là "Wath Sro Loun" hay còn gọi là chùa Sà Lôn tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, nằm cách Trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 12km về hướng tỉnh Bạc Liêu.
Cổng chùa Chén Kiểu với 3 ngôi tòa tháp được chạm khắc hoa văn và màu sắc rực rỡ theo phong cách truyền thống Angkor Campuchia
Chùa được xây dựng từ năm 18, ban đầu được làm bằng cây, lá đơn sơ. Trải qua thời gian và do bom đạn tàn phá nên chùa bị hư hỏng nặng. Năm 1945, được sự ủng hộ và quyên góp của người dân, phật tử, Hòa thượng Tăng Dúch đã tiến hành xây dựng lại chùa. Đến năm 1985, Hòa thượng Tăng Dúch viên tịch, Hòa thượng Quách Mến làm trụ trì và tiếp tục cho tu sửa, xây dựng thêm một số công trình để hoàn thiện và khánh thành vào năm 1989.
Dọc lối vào chùa là 2 hàng tượng thần Kâyno, đây là những bức tượng có khuôn mặt tiên nữ Apsara – tượng trưng cho sắc đẹp vĩnh hằng và thân hình chim thần Garuda – tượng trưng cho sức mạnh
Theo người dân bản địa, sở dĩ có tên gọi là chùa Chén Kiểu bởi vì ngay từ ban đầu, do ảnh hưởng của chiến tranh, chùa xuống cấp không có kinh phí để tu sửa và người dân đã quyên góp, đem vào chùa những cái chén, đĩa, tô bằng sứ kiểu để tu sửa. Cũng từ đó, cái tên Chén Kiểu ra đời.
Chính điện chùa Chén Kiểu với phần mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt
Quần thể kiến chúc chùa Chén Kiểu bao gồm: cổng chùa, ngôi chính điện, Sala, nhà Phật hội, nhà Tam bảo, thư viện, tăng xá….được bố trí hài hòa trong một vườn cây cổ thụ có diện tích trên 2,1ha.
Người dân hành lễ bên trong chính điện
Chùa Chén Kiểu mang đậm nét văn hóa Khmer Nam Bộ. Các hoa văn uốn lượn cách điệu với nhiều mà sắc đan xen. Điều hay nhất là những người thợ điêu khắc đã vô cùng khéo léo tạo ra hình tượng của những vị thần để trang trí cho ngôi chùa này. Những tòa tháp cao trên nóc, những hoa văn trên ngói, nét điêu khắc trên tường trên cột.
Chính điện chùa Chén Kiểu thờ Phật Thích Ca
Cổng chùa có hai con sư tử uy vũ ngồi trên bệ cao. Phía trên cổng lớn uy nghi là ba tòa tháp xây dựng theo lối kiến trúc của chùa Khmer.
Tượng Phật trong khuôn viên chùa
Tượng Phật trong khuôn viên chùa
Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn với 16 hàng cột lớn. Nền lát gạch bông và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau).
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chính điện chùa chùa Chén Kiểu được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút.
Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mái trên hình tam giác được trang trí đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc phơi mình giữa bầu trời. Hai đầu đao ở hai bên cong vút như có sự giao cảm tâm linh với đấng cứu rỗi cho linh hồn con người, phù hộ độ trì cho chúng sinh được an bình, lạc nghiệp.
Ban thờ Phật trong chùa
Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo. Phía trong chính điện là nơi thờ Phật Thích Ca. Trên nóc bên trong chính điện là những hình vẽ về cuộc đời của Phật Thích Ca, hành trình khi Phật Thích Ca sinh ra đến khi niết bàn thành Phật.
Giữa sân chùa là cột cờ với tượng rắn thần Nagar 5 đầu. Xung quanh là những dãy nhà phục vụ cho việc tu học và nghỉ ngơi. Đặc biệt, phía sau ngôi chùa là khu vườn tiểu cảnh. Nơi tái hiện những câu chuyện về Phật Thích Ca.
Các công trình trong chùa mang đậm kiến trúc Khmer
Hiện nay, chùa Chén Kiểu còn đang lưu giữ một số hiện vật quý như: bộ trường kỳ, giường ngủ mùa đông, giường ngủ mùa hè của Công tử Bạc Liêu….
Ngày 29/8/2012, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định 374/QĐTC-CTUBND về việc xếp hạng chùa Chén Kiểu là Di tích Kiến trúc, nghệ thuật cấp tỉnh.
Chùa Chén Kiểu thu hút rất đông du khách đến viếng thăm, đặc biệt là các dịp lễ, Tết. Không chỉ đồng bào Khmer, mà người dân trên khắp mọi miền Tổ quốc cũng tìm về chùa Chén Kiểu để hành hương, cầu bình an và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của chùa cũng như tìm hiểu văn hóa của đồng bào Khmer.