Văn hóa - Du lịch

Chiêm ngưỡng nhiều bảo vật quốc gia ở Cố đô Huế

Ngọc Minh 16/10/20 - 09:31

Khám phá kho tàng giá trị văn hóa, nghệ thuật vô giá nằm trong những câu chuyện lịch sử cùng các chi tiết hoa văn thể hiện trên chính bản thân bảo vật quốc gia ở Cố đô Huế.

Bộ Cửu vị thần công

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh thu thập tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu thần công để làm vật chứng cho chiến thắng. Bộ Cửu vị thần công được coi là tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ, thể hiện nghệ thuật - kỹ thuật luyện kim và đúc đồng đỉnh cao thời Nguyễn. Cửu vị thần công là chín khẩu súng thờ, tượng trưng cho những vị thần linh bảo vệ kinh thành, được các nghệ nhân Huế đúc năm Gia Long thứ hai (1803), hoàn thành vào tháng 12/1804 và cho đặt gần cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Ðức bên trong kinh thành Huế.

cuu-vi-than-cong-02.jpg
Bộ Cửu vị thần công

Năm 1816, chín khẩu thần công này được triều đình tặng thêm tên mới là “Thần oai vô địch thượng tướng công cửu vị”.

Chín khẩu thần công được chia làm 2 nhóm: Nhóm "Tứ thời" gồm 4 khẩu Xuân - Hạ - Thu - Đông và nhóm "Ngũ hành" gồm 5 khẩu Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Mỗi khẩu thần công có chiều dài 5,1m với đường kính trong của nòng là 22,5cm; trên thân có khắc nhiều chi tiết hoa văn trang trí tinh xảo và các bài văn ngắn nói về lai lịch của thần công. Chuôi thần công có khắc tên và thứ bậc của mỗi khẩu. Trên gối đỡ có khắc bài văn nói về cách pha chế thuốc đạn.

Trải qua hơn 200 năm, cửu vị thần công vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn, hiện diện như một phần quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 1/10/2012, cửu vị thần công được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Bộ Cửu đỉnh đồng

Cùng với Cửu vị thần công, Cửu đỉnh cũng là bảo vật quốc gia được công nhận đồng thời vào năm 2012 theo Quyết định số 1426 /QĐ-TTg ngày 01/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài tính biểu trưng cho các vị vua, thể hiện quyền lực của vương triều nhà Nguyễn thì Cửu đỉnh như một bộ “Địa dư chí lược” của Việt Nam đầu thế kỷ XIX được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với tổng cộng 162 họa tiết được chạm nổi tinh xảo, là biểu tượng về sự giàu đẹp, thống nhất đất nước và ước mơ triều đại vững bền, hùng mạnh.

bao-vat-quoc-gia-tai-hue-anh1.jpg
Bộ Cửu đỉnh đồng.

Cửu đỉnh là 9 chiếc đỉnh đồng to lớn được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835, với hơn 20.000kg đồng, chì, kẽm. Cửu đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan niệm phương Đông; cũng là tư tưởng chủ đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu đỉnh cho triều đại mình: Tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9.

Với chức năng là trọng khí được đặt trước sân Thế Miếu của nhà Nguyễn, tượng trưng cho sự nghiệp của bậc đế vương, tên gọi của mỗi đỉnh theo chủ ý của vua Minh Mạng đó chính là thụy hiệu của các vua triều Nguyễn. Cửu đỉnh được đặt ở phía trước Thế Tổ miếu ứng với 9 gian thờ của các vua triều Nguyễn.

Cả 9 chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: Bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có 3 chân. Mỗi chiếc đỉnh đều cao khoảng từ 2,3 đến 2,5m, được đúc với thiết kế quai và chân riêng biệt. Trọng lượng mỗi đỉnh từ 3.200kg đến hơn 4.300kg. Trên thân đỉnh, các dòng ghi chú bằng tiếng Hán về niên đại, trọng lượng và tên đỉnh, kèm theo hình tượng chạm nổi về núi sông, văn vật nước Đại Nam trong thế kỷ XIX.

Ngày 8/5/20, những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh Hoàng cung Huế được vinh danh là di sản tư liệu thế giới.

Đại Hồng chung chùa Thiên Mụ

Đại Hồng chung chùa Thiên Mụ là một pháp khí quan trọng được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) - nối đời thứ 30 dòng thiền Tào Động, pháp danh Hưng Long, cho đúc vào năm 1710 để cúng dường đức Phật. Chuông nặng 3285 cân (hơn 2000kg), cao 2,5m, đường kính miệng 1,4m, có hình dáng cân đối; hoa văn và những nơi trên thân chuông được chạm trổ tinh vi, sắc nét với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, thể hiện ước nguyện mưa thuận gió hòa, đất nước thái bình, nhân dân yên ổn, vẹn toàn trí tuệ Phật pháp.

z5903907207441_116db91d583c7766cc3aff186dcb23f8.jpg
Đại Hồng chung chùa Thiên Mụ.

Chuông chùa Thiên Mụ là một trong những quả chuông chùa lâu đời và có giá trị nhiều mặt ở Cố đô Huế, là công trình tiêu biểu về giá trị mỹ thuật trang trí cũng như hội tụ các nét đặc trưng của nghệ thuật đúc đồng tinh xảo, đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển của Phật giáo Đàng Trong vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII.

Ngai vua triều Nguyễn

Ngai vua triều Nguyễn là biểu trưng cao nhất về quyền lực thời quân chủ, cũng là chiếc ngai cuối cùng trong lịch sử các triều đại ở Việt Nam còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.

khamphahue_ngai-vua-trieu-nguyen_disanhue.jpg
Ngai vua triều Nguyễn.

Ngai vua triều Nguyễn (Niên đại: 1802 - 1945, hiện lưu giữ tại điện Thái Hòa thuộc di tích Cố đô Huế, do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Ngai vua triều Nguyễn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong điện Thái Hòa, nơi nhà vua thiết đại triều mỗi tháng 2 lần vào ngày mồng 1 và ngày âm lịch, cũng là nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng của triều đình (lễ đăng quang của nhà vua, lễ sinh nhật, lễ tiếp kiến các sứ thần...). Ngai được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Phía trên ngai là bửu tán thếp vàng, chạm trổ hình rồng hết sức sinh động. Các mảng trang trí chạm khắc và thếp vàng rực rỡ không chỉ mang vẻ đẹp lộng lẫy, uy nghiêm của chốn hoàng cung mà còn thể hiện sự tinh xảo trong kỹ nghệ chạm khắc của nghệ nhân đương thời.

Ngai vua triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam năm 20.

Bia Khiêm Cung Ký

Bia Khiêm Cung Ký là tấm bia khắc bài văn bia do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.

Bia hình chữ nhật. Hai mặt bia trang trí giống nhau nhưng bản khắc văn tự khác nhau. Trán bia hình khánh, chạm nổi đồ án “long vân” với hình mặt rồng chính diện ở phía trên và chòm đuôi xoắn ở phía dưới, xung quanh là hình mây và các đao lửa. Bốn tai bia chạm bốn hình rồng, trong đó hai tai bia phía trên chạm nổi đồ án “long thăng”; bốn tai bia phía dưới chạm nổi đồ án “hồi long”. Đường viền bia chạm nổi các đồ án “lưỡng long triều nhật”, “long thăng”, “long giáng”. Bệ bia tạo dáng chân quỳ, chạm trổ công phu: mặt ngoài chạm nổi và chạm lộng các đồ án rồng, mây, mặt hổ phù và hồi văn chữ S gấp khúc. Toàn bộ bia và bệ bia được đặt trên một nền đá thanh hai tầng, bốn phía có hệ thống bậc cấp.

bao-vat-quoc-gia-tai-hue-anh3.jpg
Bia Khiêm Cung Ký.

Tất cả bia tại các lăng hoàng đế thời Nguyễn đều do vị hoàng đế kế nghiệp sáng tác với nội dung đề cao công lao, đức hạnh của vị hoàng đế đã mất, thường gọi là Thánh đức thần công bi ký. Riêng bia Khiêm Cung Ký do hoàng đế Tự Đức soạn thảo và nội dung bia ghi lại quá trình xây dựng lăng, mô tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của ông đối với đất nước cùng những việc riêng tư. Chính vì vậy, bia Khiêm Cung Ký là tấm bia độc bản, không trùng với bất cứ nội dung bia nào khác.

Với 4.935 chữ Hán khắc trên hai mặt bia, bia Khiêm Cung Ký là tấm bia có số lượng văn tự khắc trên đá nhiều nhất. Đặc biệt bia Khiêm Cung Ký cũng là tấm bia duy nhất lưu giữ nét bút của chính tác giả văn bia - hoàng đế Tự Đức. Vì vậy, xét cả về nghệ thuật tạo hình, trang trí mỹ thuật và kỹ thuật chạm khắc, bia Khiêm Cung Ký có hình thức độc đáo nhất trong các bia lăng hoàng đế thời Nguyễn.

Năm 20, Bia Khiêm Cung Ký được công nhận bảo vật quốc gia Việt Nam.

Áo tế Giao triều Nguyễn

Dưới thời quân chủ, lễ tế Giao là nghi lễ quan trọng nhất của quốc gia. Trên cương vị Thiên tử (con Trời), hoàng đế triều Nguyễn thay mặt thần dân để tế Trời, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Khi tế, hoàng đế mặc áo thêu hình rồng 5 móng, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, mây, núi, chim trĩ, sóng nước, rong tảo…

hinh_5._ao_te_giao_vua_nguyen_27_2_2023__41_21_817_ch.jpg
Áo tế Giao triều Nguyễn.

Trong nhiều loại trang phục cung đình, duy nhất chỉ có chiếc áo này mới được trang trí những hình ảnh mang nhiều ý nghĩa biểu trưng như vậy. Vì thế, chiếc áo mà hoàng đế triều Nguyễn mặc khi tế Giao không chỉ là trang phục mà còn là vật biểu trưng cho vai trò của hoàng đế trong mối liên hệ giữa trời đất và con người. Trong số trang phục cung đình thời kỳ quân chủ Việt Nam, đây là chiếc áo tế Giao duy nhất còn lại cho đến ngày nay.

Ngày 25/12/20, Áo tế Giao triều Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam theo Quyết định số 2382/QĐ-TTg. Hiện nay, Áo tế Giao triều Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế (Số 3 Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế).

Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn

Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn gồm 11 chiếc có niên đại 1659-1684. Cụ thể vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1613-1635) và Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) để tượng trưng cho sức mạnh và sự trường tồn của chính quyền Đàng Trong. Hiện có 7 chiếc đặt tại Hoàng Cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế và 1 chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh.

huetourism-nhung-chiec-vac-dong-thoi-chua-nguyen-dung-de-lam-gi-1.jpeg
Bộ sưu tập vạc đồng thời Chúa Nguyễn.

Những chiếc vạc được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỷ XVII, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và chiếc có niên đại muộn nhất là năm 1684. Căn cứ vào những chữ Hán khắc trên một số vạc như: nhất song (một cặp); nhị song (hai cặp); tam song (ba cặp)... có thể khẳng định rằng, vào thời điểm đó, số lượng vạc đồng được đúc nhiều hơn số lượng hiện tồn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động trong các cuộc chiến tranh và sự thay đổi của các triều đại, nhiều chiếc trong số đó hiện không còn nữa.

Trên vành miệng mỗi chiếc vạc đều có ghi niên đại, trọng lượng, số lượng vạc đúc nếu là một cặp (2 cái) hoặc một bộ (3 cái).

Hiện tại, Huế còn chiếc vạc đồng, nhưng chỉ có 11 chiếc vạc được làm thời Chúa Nguyễn được công nhận là bảo vật quốc gia. Còn lại 4 chiếc vạc thời Minh Mạng có niên đại 1825-1828, được đặt tại điện Hòa Khiêm, lăng Tự Đức.

Bộ sưu tập vạc đồng tại Huế không chỉ là những hiện vật mang tính lịch sử, mà đây còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ sự phát triển của nghề đúc đồng tại Huế xưa kia, đồng thời là những tác phẩm mang giá trị nghệ thuật cao.

Bia Ngự kiến Thiên Mụ Tự

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) dựng năm 17 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ là một trong những di vật hiếm hoi thời chúa Nguyễn với những giá trị độc đáo còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, trên bia khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ Hán (không bao gồm các chữ trên trán bia và các con dấu), kiểu chữ chân phương.

bia-thien-mu-mat-truoc-bia.jpg
Bia Ngự kiến Thiên Mụ Tự.

Nội dung văn bia thể hiện rõ tầm quan trọng của Phật giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu cũng như của việc trùng kiến chùa Thiên Mụ vào thời điểm này. Nội dung và cách thức tạo tác, trang trí bia với nhiều ý nghĩa mang tính biểu tượng có giá trị đặc biệt về chính trị, tư tưởng, lịch sử và văn hóa thời các chúa Nguyễn, trực tiếp là dưới thời của chúa Nguyễn Phúc Chu, người có vai trò quan trọng trong việc phát triển tông phái Phật giáo Tào Ðộng ở Việt Nam và có nhiều cải cách, tạo bước phát triển vững mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Đàng Trong.

Bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” là một tác phẩm điêu khắc đá đặc sắc của Việt Nam vào đầu thế kỷ XVIII với kích thước đồ sộ nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn với những đặc điểm mang giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.

Với những giá trị độc bản về hình thức tạo tác, trang trí mỹ thuật; sự độc đáo và sâu sắc về giá trị tư tưởng, lịch sử, văn hóa thời chúa Nguyễn, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chúa Nguyễn Phúc Chu - vị chúa Nguyễn có nhiều công lao trong sự nghiệp mở mang phát triển đất nước vào đầu thế kỷ XVIII, bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam vào ngày /01/2020.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiêm ngưỡng nhiều bảo vật quốc gia ở Cố đ Huế