Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10 ngy 29/10, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: Chính phủ chỉ đạo NHNN tiếp tục lộ trình xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu từ mức 5,43% tính đến tháng 9/2014, xuống cn dưới 3% vo cuối năm 20 như mục tiêu đề ra.
Chính phủ cũng sẽ sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo hành lang pháp lý và công cụ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) làm tốt hơn việc xử lý nợ xấu, không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Thêm hành lang pháp lý để xử lý nợ xấu
Về câu hỏi của báo giới xung quanh đánh giá của một đại biểu Quốc hội cho rằng, nợ xấu xử lý qua VAMC còn chậm, lãi suất cho vay hiện còn cao, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, ý kiến của đại biểu Quốc hội luôn được lắng nghe và bất kỳ ý kiến nào của đại biểu, NHNN đều có báo cáo làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm. NHNN cũng đã có báo cáo Quốc hội về hoạt động tiền tệ NH trong thời gian vừa qua.
Về vấn đề nợ xấu, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, trên thực tế nợ xấu là kết quả phát sinh từ nhiều năm và khi Chính phủ có chủ trương tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) thì nợ xấu là trọng tâm cần xử lý. NHNN cũng đã phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện tái cơ cấu TCTD và có xử lý nợ xấu, trong đó có thành lập VAMC. Những khó khăn vướng mắc của VAMC đang được NHNN phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục tháo gỡ. Đặc biệt là vướng mắc liên quan đến pháp lý khiến khó khăn cho xử lý nợ xấu.
NHNN đang trình Chính phủ ban hành Nghị định 53 (sửa đổi) để tăng quyền năng, tăng vốn cho VAMC, tạo khả năng mua bán nợ xấu theo giá thị trường… Đồng thời, NHNN cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháo gỡ khó khăn qua các dự án luật (sửa đổi, bổ sung) để xử lý được nợ xấu như Luật Nhà ở (tạo điều kiện cho người nước ngoài mua nhà); Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng cho phép chuyển nhượng dự án BĐS; Luật Doanh nghiệp (DN) thì tăng khả năng minh bạch cho xử lý nợ xấu. Với cố gắng như vậy, hệ thống NH cũng mong muốn từ phía DN có đánh giá rà soát lại hoạt động kinh doanh, tăng khả năng trả nợ, kiểm soát dòng tiền.
Về lãi suất, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, vào đầu năm 2011 lãi suất cho vay ở mức rất cao, trên 20%/năm, nhưng bằng các giải pháp điều hành của NHNN hiện nay lãi suất cho vay ngắn hạn lĩnh vực ưu tiên giảm còn 7%/năm và theo chỉ đạo của Thống đốc thì cho vay trung dài hạn tối đa không vượt quá 10%/năm.
Phát hành trái phiếu ở các dự án lớn
Làm rõ hơn về vấn đề thu chi ngân sách, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, trước mắt, nếu như cứ tính toán gói ghém thì vẫn đảm bảo thu chi ổn định nhưng như vậy lại ảnh hưởng đến việc đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì thế, khi đặt ra vấn đề thu chi ngân sách phải tính đến các mục tiêu trung và dài hạn. Cần phải có nguồn vốn cần thiết cho mục tiêu tiêu đầu tư và 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá là đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong đó, đầu tư kết cấu hạ tầng nặng nhất là đường giao thông. Hiện nay, chúng ta đang triển khai nhiều dự án lớn như quốc lộ 1, quốc lộ 4... “Việc Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ là cần thiết để có điều kiện huy động vốn đầu tư trung và dài hạn cho những dự án lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên bày tỏ quan điểm.
Trong bối cảnh dư luận lo ngại về việc nợ công và bội chi ngân sách tăng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nêu rõ, nguyên tắc của việc huy động vốn cho đầu tư phát triển là phải nằm trong giới hạn cho phép và được Quốc hội thông qua.
“Hằng năm, Chính phủ đều có tính toán, cân đối để có nguồn đầu tư phát triển. Trên cơ sở đó, Chính phủ xin chủ trương Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu để tính toán cho đầu tư, trong đó có đầu tư kết cấu hạ tầng. Đây là việc làm cần thiết để đất nước có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, nguyên tắc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là chỉ sử dụng cho đầu tư mà không sử dụng cho lĩnh vực khác”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định.