Như tin đã đưa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) v Hội nghị cấp cao (HNCC) Thương mại v đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 13.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 11 tại Ulan Bator, Mông Cổ tháng 7/2016.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Hai nước đã xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, triển khai hàng chục cơ chế hợp tác đa dạng ở mọi cấp, mọi ngành.
Thời gian qua, hai bên duy trì xu thế phát triển quan hệ tích cực. Các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên và linh hoạt. Hai bên khẳng định coi trọng quan hệ của nhau, nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được trong thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 4-20) và chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 11-20), không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu. Hoạt động trao đổi, tiếp xúc, giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước tiếp tục được duy trì, thúc đẩy. Giao lưu hữu nghị giữa các địa phương diễn ra sôi động. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư có tiến triển mới.
Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh. Trung Quốc là thị trường du lịch lớn của Việt Nam, dẫn đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam.
Trong giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên cũng đã tiến hành đàm phán về ba vấn đề: Biên giới trên đất liền; phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (Biển Đông). Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã nhiều lần trao đổi và đạt được nhận thức chung quan trọng về việc giải quyết thỏa đáng bất đồng và tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp luật pháp quốc tế. Năm 2011, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, góp phần định hướng cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Theo đó, hai bên cần kiên trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và theo tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Trong khuôn khổ đa phương, ASEAN (trong đó có Việt Nam) và Trung Quốc đã ký DOC (năm 2002), Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC và Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm ký kết DOC (2012). ASEAN hiện đã sẵn sàng và đang tích cực thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đặc biệt, Hoạt động trao đổi, tiếp xúc, giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, giữa các bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước tiếp tục được duy trì, thúc đẩy. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư có tiến triển mới. Hai nước đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước.
Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều dự án quan trọng tăng cường kết nối chiến lược phát triển, thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” với sáng kiến “một vành đai, một con đường”; có nhiều dự án hợp tác sản xuất trên các lĩnh vực như: Vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo... Tại phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tháng 6/2016, hai bên đã thống nhất các biện pháp tiếp tục thúc đẩy hợp tác, giải quyết khó khăn còn tồn tại. Lãnh đạo hai nước nhất trí sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017.
Về thương mại, Trung Quốc luôn là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam trở thành bạn hàng lớn hàng đầu của Trung Quốc ở Ðông Nam Á, với kim ngạch song phương năm 20 đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2014. Hai bên khẳng định áp dụng các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng mức kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng nhanh chóng cả về số lượng, quy mô và địa bàn đầu tư... Hiện Trung Quốc có 1.500 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 10,86 tỷ USD, đứng thứ chín trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Trong chuyến thăm lần này, tại TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, miền tây nam Trung Quốc, địa phương có vị trí địa lý và mối quan hệ gần gũi, gắn bó với Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng lãnh đạo phía Trung Quốc chủ trì Lễ khai mạc CAEXPO và HNCC CABIS lần thứ 13, khuôn khổ do Trung Quốc và mười nước ASEAN đồng tổ chức định kỳ hằng năm. CAEXPO và CABIS năm 2016 có chủ đề “Cùng xây dựng con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, xây dựng khối vận mệnh chung Trung Quốc - ASEAN gắn bó hơn”, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 25 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Trung Quốc, cặp đối tác có nhiều bước tiến mới, mang lại lợi ích cho cả hai bên và khu vực. CAEXPO và CABIS lần này có quy mô tổ chức lớn nhất từ trước tới nay, trong đó Hội chợ gồm 5.800 gian hàng và CABIS với 35 cuộc đối thoại bàn tròn cùng các Giám đốc điều hành (CEO) hàng đầu Trung Quốc, tiếp tục khẳng định là một cơ chế quan trọng, thúc đẩy giao lưu hữu nghị, xúc tiến thương mại và hợp tác đa lĩnh vực giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Lần đầu tham dự Hội chợ với tư cách là khách mời chính của CAEXPO và CABIS, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia 250 gian hàng, với diện tích khoảng 5.000 m2, quy mô lớn chỉ sau nước chủ nhà Trung Quốc. Đây là cơ hội để Việt Nam cùng các nước ASEAN và Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt, trong đó nhấn mạnh quyết tâm phấn đấu hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 1.000 tỷ USD và đầu tư 0 tỷ USD vào năm 2020 giữa ASEAN và Trung Quốc.
Chuyến thăm chính thức nước CHND Trung Hoa và tham dự Hội chợ CAEXPO và CABIS lần thứ 13 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và tiếp tục khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu, nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đồng thời, thể hiện vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực và trách nhiệm của Cộng đồng ASEAN trong việc thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng ASEAN nói chung và quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói riêng, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.