Sáng 19/5, tại Nh Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt Đon cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh C Mau qua các thời kỳ.
Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, các đại biểu cho biết luôn quan tâm, theo dõi hoạt động của Quốc hội và cơ quan dân cử ở địa phương và dù ở bất kỳ cương vị nào cũng luôn tích cực đóng góp xây dựng quê hương, đất nước. Đánh giá cao những thành tựu phát triển của đất nước thời gian qua, các đại biểu nhấn mạnh sự đóng góp hết sức quan trọng của Quốc hội và những dấu ấn mạnh mẽ trong thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia và đối ngoại...
Chia sẻ lo ngại trước tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động đến nhiều ngành kinh tế của Cà Mau nói riêng và các tỉnh ven biển nước ta nói chung, các đại biểu cũng mong muốn, thời gian tới, Trung ương quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn, giúp Cà Mau vượt qua khó khăn, thách thức, tăng cường giúp Cà Mau xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng gặp mặt Đoàn cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến thăm Nhà Quốc hội đúng vào ngày đặc biệt - kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu.
Nhắc lại chuyến thăm tỉnh Cà Mau theo sự phân công của Thường trực Ban Bí thư dịp Tết Nhâm Dần 2022, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau đã đạt được thời gian qua, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay. Năm 2022, trong bối cảnh khó khăn nhiều bề do tác động của đại dịch Covid - 19, biến đổi khí hậu nhưng Cà Mau đã đạt và vượt 18/19 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo an sinh xã hội; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả rất tích cực, gần 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 4 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và thế giới, Cà Mau vẫn đạt được những kết quả rất tích cực, mức tăng trưởng GRDP đạt 9,9%, cao gấp khoảng 3 lần mức tăng trưởng chung của cả nước.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, một trong những nguyên nhân thành công của Cà Mau là nhờ sự đoàn kết, gắn bó, kết nối giữa các thế hệ lãnh đạo của tỉnh vì sự nghiệp chung đưa Cà Mau ngày càng phát triển. Đây là "tài sản" quý của tỉnh Cà Mau, cũng là bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung.
Là tỉnh nằm ở cực Nam thiêng liêng của cả nước, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Cà Mau có vị trí địa lý quan trọng đặc biệt và nhiều lợi thế, điều kiện tự nhiên để phát triển; là địa phương duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển (với chiều dài bờ biển lên đến 254 km), có rừng, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập ngọt, hệ thống sông rạch đa dạng, hàng năm phù sa bồi đắp cho đất; là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với 70.000 km2…
Cà Mau có tiềm năng và thế mạnh về phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thủy sản; vùng nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo với tiềm năng điện gió vùng ven biển; phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước phương Nam với trên 100.000 ha rừng tràm, rừng đước ngập nước đặc trưng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới...
Cà Mau cũng nổi tiếng là vùng đất cách mạng anh hùng. Trong thời kỳ kháng chiến, Cà Mau là căn cứ địa cách mạng, bảo vệ an toàn các cơ quan Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng; là điểm đến của đường Hồ Chí Minh trên biển, đường chiến lược vận chuyển vũ khí, lương thực từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam. Trên từng tấc đất, từng cánh rừng, dòng sông Cà Mau là nơi đối đầu thường xuyên đầy cam go giữa ta và địch, là trọng điểm của địch khi thực hiện các chiến lược, chiến thuật, nhưng quân và dân Cà Mau đã luôn hiên ngang, anh dũng, với những chiến công vang dội.
Khẳng định những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau không phải địa phương nào cũng có được, song Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ với những khó khăn, thách thức trong phát triển của tỉnh như: Nền đất yếu, sông ngòi, kênh rạch nhiều dẫn đến phát sinh nhiều chi phí đầu tư, chi phí gia cố nền móng, thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu xây dựng. Tỉnh cũng chưa tận dụng, phát huy tốt tiềm năng sẵn có, giá trị thu ngân sách mới bằng 50% chi hàng năm; tỷ lệ đô thị hóa còn thấp hơn mức trung bình vùng và cả nước…
Với sự quan tâm của Trung ương, với truyền thống vẻ vang và kết quả, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Cà Mau có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, trong thời gian không xa, Cà Mau sẽ phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Trước mắt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Cà Mau sớm trình để phê duyệt quy hoạch tỉnh; rà soát lại kế hoạch sử dụng đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để có kiến nghị phù hợp; chủ động và quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 - NQ/TW ngày 2.4. 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục xây dựng chính sách đặc thù để phát triển vùng đất mũi Cà Mau.
Nhất trí với đề nghị của các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong tương lai dự án Đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 cần đưa vào quy hoạch để kéo dài đường cao tốc đến đất mũi Cà Mau chứ không chỉ dừng lại ở thành phố Cà Mau, trong khi chưa làm được điều này thì cần nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường hiện có. Cần quan tâm đầu tư, thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm như: Tuyến tránh Cà Mau, đầu tư nâng cấp sân bay Cà Mau tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách của tỉnh với các địa phương khác trong cả nước, thay đổi tư duy “nghe nói Cà Mau xa lắm”.
Về xây dựng huyện Ngọc Hiển thành huyện nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Văn phòng Quốc hội đang tích cực làm việc với một số bộ, ngành các cơ quan, nhà tài trợ để sắp tới có thể hỗ trợ tỉnh xây dựng đề án này.
Thông tin tới các đại biểu về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 22/5 tới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các nội dung tại Kỳ họp đều là những vấn đề được đông đảo cử tri, Nhân dân và dư luận xã hội quan tâm, theo dõi. Trong đó có một số dự án luật lớn, khó, phức tạp, có phạm vi rộng, tác động lớn đến người dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội như: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) hay sửa đổi luật về xuất nhập cảnh để tạo thuận lợi về xuất nhập cảnh cho người dân, kích cầu du lịch… Chủ tịch Quốc hội mong muốn nguyên lãnh đạo tỉnh Cà Mau tiếp tục quan tâm theo dõi, đóng góp ý kiến, kiến nghị cụ thể về các nội dung quan tâm, góp phần để các quyết đáp của Quốc hội chính xác, hiệu quả, thấm đẫm hơi thở cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn cầu thị, lắng nghe góp ý, luôn tìm tòi đổi mới, bám sát yêu cầu cuộc sống để có những quyết sách kịp thời cho sự phát triển của đất nước nói chung và Cà Mau nói riêng.