Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy H Nam

Phạm Thúy| 14/05/2023 16:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngy 14/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã lm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy H Nam về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. 

Về phía tỉnh Hà Nam có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thủy, cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy cho biết, trong bối cảnh có nhiều biến động so với dự báo đầu nhiệm kỳ, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, Hà Nam phải trải qua 2 đợt dịch Covid-19 để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thủy phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đặc biệt, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế cơ bản ổn định và có bước phát triển; nửa nhiệm kỳ qua, đã thực hiện đạt và vượt mức 7/18 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 20 đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao, 10,06%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; đến nay, tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm 68,7%; thương mại, dịch vụ chiếm %; nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn khoảng 7%. Thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 13,95%/năm, năm 2022, đạt gần 14 nghìn tỷ đồng; bảo đảm tự chủ ngân sách từ năm 2022.

Sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch tăng trưởng khá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,2%/năm. Hà Nam hiện có 8 Khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 86% diện tích.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 19,8%/năm. Du lịch tiếp tục phát triển, doanh thu tăng cao; tổng lượt khách du lịch về địa bàn bình quân trong 02 năm 2021 và 2022 đạt gần 3 triệu lượt khách.

Hoạt động xúc tiến đầu tư đạt nhiều kết quả. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.133 dự án đầu tư còn hiệu lực (363 dự án FDI và 770 dự án trong nước) với vốn đăng ký gần 5.200 triệu USD và gần 170 nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam -2
Các đại biểu dự cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được đẩy mạnh. Hà Nam là tỉnh thứ 4 trong cả nước được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020. Đến nay, toàn tỉnh có 19 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hiện đang tập trung xây dựng huyện Bình Lục đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Nhiều dự án giao thông lớn kết nối, liên kết vùng được đầu tư xây dựng như: Tuyến đường nối Ba Sao - Bái Đính; Tuyến đường liên kết vùng, nối từ đường nối vành đai 4 - vành đai 5 qua QL38 đến đường QL21 huyện Kim Bảng; Đường bộ song hành QL21; nút giao Phú Thứ; các dự án trọng điểm về đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ: Hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc, Trung tâm thương mại và đại siêu thị Go Phủ Lý, Dự án Cụm cảng Yên Lệnh…

Văn hóa - xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu nhân dân và quảng bá hình ảnh, con người, quê hương Hà Nam với bạn bè trong nước và quốc tế. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt thành tích tốt. Giải quyết việc làm, đào tạo nghề được quan tâm. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được chú trọng. An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 87 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,69%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thuỷ cũng cho biết, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh khó đạt như: Chỉ tiêu số bác sỹ/1 vạn dân, số giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Công tác quy hoạch và việc thực hiện Nghị quyết 30 ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 14 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30 với rất nhiều nhiệm vụ đối với Hà Nam còn chậm, nhất là việc đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao, các Khu công nghiệp. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra.Một số khoản thu gặp khó khăn như: nguồn thu tiền sử dụng đất, thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ... Việc xử lý ô nhiễm môi trường nước, sông Nhuệ - Đáy và khu vực Tây Đáy khó đạt mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung Nghị quyết số 39/2021/QH về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; trong đó có nội dung giao bổ sung 663 ha chỉ tiêu sử dụng đất Khu công nghệ cao cho tỉnh Hà Nam.

Đề nghị Chính phủ ủy quyền cho Tỉnh thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch phân khu Khu Công nghệ cao Hà Nam để bảo đảm tiến độ thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 14 của Chính phủ đã đề ra. Tiếp tục quan tâm bố trí vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Nghị quyết số 30 về xây dựng Khu du lịch Tam Chúc, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc Mông trắng thành Di sản.

Tỉnh Hà Nam cũng đề nghị trung ương quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Tam Chúc để kết nối giao thông đồng bộ giữa tỉnh Hà Nam với tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Nội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.

Quan tâm chỉ đạo để 2 Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cơ sở 2 sớm đi vào hoạt động để thực hiện khám, chữa bệnh cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh, các địa phương lân cận và và tạo điều kiện người dân có đất thu hồi thực hiện các hoạt động dịch vụ để ổn định cuộc sống; hỗ trợ 1.500 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng tuyến đường bộ song hành 2 bên đường Vành đai 5 nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Trung ương trên địa bàn tỉnh và kết nối với các tỉnh trong khu vực để phát triển kinh tế - xã hội...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy H Nam