Xã hội

Chuyện vượt khó, vượt nghèo từ thôn thuần nông đến làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi

Đức Sơn 08/02/20 12:44

Từ một những cư dân thuộc thôn thuần nông vốn dĩ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người dân Thôn Sỏi đã quyết tâm học cái mới, làm cái mới để phát triển kinh tế, thay đổi cuộc sống ở địa phương.

.jpg

Những ngày đầu khó khăn

Một ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 20, tôi tìm về Thôn Sỏi, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hoà Bình, nơi mà vài năm trở lại đây nổi tiếng với nghề làm đá cảnh, gia công, chế tác các sản phẩm trang trí, phong thủy bằng đá. Đi quanh thôn, tiếng cắt xẻ, tiếng đục, tiếng máy mài đá vang lên nhộn nhịp, khác hẳn với những thôn làng khác của huyện Lạc Thủy mà tôi đã đi qua.

Quan sát những hộ dân tại đây, thứ thu hút tôi là những bộ bàn ghế đá tinh xảo, đầy tính nghệ thuật mà vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên, hút mắt với những gam màu dịu mắt từ đá. Qua sự hướng dẫn của cán bộ thuộc UBND xã Phú Thành, tôi tìm được đến nhà anh Phạm Văn Xuân - Trưởng làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi.

Qua vài tuần trà nóng để làm ấm người trong cái lạnh dưới 10 độ, anh Xuân bắt đầu kể cho tôi nghe về lịch sử hình thành làng nghề đá cảnh. Theo anh Xuân, Thôn Sỏi trước đây vốn là một thôn thuần nông, người dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, bám vào những mảnh ruộng đồng để canh tác. Thế nhưng, nghề làm nông chỉ đủ ăn, mà thời gian rảnh những lúc nông nhàn, bà con lối xóm không biết làm gì để tăng thêm thu nhập.

Năm 1999, có 2 - 3 người có nghề làm cây cảnh, bóng mát đã đi ra các tỉnh làm thuê, làm mướn. Cũng lúc này, những vị “tiền bối” làng nghề này đã phát hiện ra nghề làm đá cảnh và bắt đầu quan sát, học hỏi từ những người thợ giỏi.

13.jpg
Anh Phạm Văn Xuân - Trưởng làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi

“Khoảng năm 2001 - 2002, trong lúc nông nhàn, những vị “tiền bối” này đã đi vào núi đào đá. Cách đào lúc ấy chỉ thủ công, dùng cuốc, dùng xẻng, đào những viên đá tự nhiên có sẵn rồi cho dây khiêng, thuê công nông chở về nhà. Họ tự đục, mài dũa thủ công, tự do sáng tạo, chẳng có ai dạy nghề cả.

Sau đó, thấy số lượng đá thô bán ra ngày càng nhiều, thế là càng nhiều người dân trong làng học theo, cũng vào núi tìm đá, chở về nhà và làm thủ công. Đây là bước đầu tiên để làng nghề hình thành”, anh Xuân nhớ lại.

9.jpg
Những phiến đá thô sơ qua bàn tay của những người thợ và nghệ nhân trở thành những tác phẩm có hồn

Thành lập Hợp tác xã và sự phát triển của làng nghề

Nhấp một ngụm trà, anh Xuân tiếp tục hồi tưởng về lịch sử hình thành làng nghề. Khoảng năm 2007 - 2008, khi lượng đá thô của làng bán được nhiều, các hộ dân đã có nhiều buổi ngồi họp bàn với nhau, trong đó có sự tham vấn của UBND xã Phú Thành. Sau nhiều buổi họp, mọi người đã quyết định thành lập Hợp tác xã Đá cảnh Thôn Sỏi. Thời điểm này, chỉ có hơn 10 hộ gia đình tham gia vào hợp tác xã, mở bãi đá thu hút công nhân, thợ làm đá gia nhập.

“Lúc đó, hộ gia đình nào cũng chấp nhận rủi ro khi phải vay mướn, mở rộng quy mô sản xuất. Con đường lúc đó còn mịt mờ lắm, nếu “ăn nên làm ra” thì không sao, chứ đầu tư thất bại thì chỉ có nước bán nhà cửa mà trả nợ. Dù vậy, khó khăn lắm mới có cái nghề, nên chúng tôi quyết tâm phải làm được bằng mọi giá”, anh Xuân chia sẻ.

4.jpg
Khó khăn lắm mới có cái nghề, người dân Thôn Sỏi đã quyết tâm giữ nghề bằng mọi giá

Thời điểm mới thành lập Hợp tác xã, biết rằng kinh nghiệm làm đá của mình vẫn không nhiều, tay nghề vẫn còn “non”, anh Xuân và các hộ dân khác đã thống nhất thuê một chuyến xe ra TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam để giao lưu, học hỏi với một số nghệ nhân, làng nghề làm đá cảnh. Đến năm 2009, sau chuyến giao lưu, nhiều kỹ thuật mới đã được học hỏi và thực hành tại Hợp tác xã và cũng thu hút hơn 30 hộ gia nhập. Những hộ này sau đó tiếp tục mở xưởng, thuê nhân công làm đá.

“Tại thời điểm từ 2009 - 2011, nhận thấy việc làm đá trong khuôn viên Thôn Sỏi có nhiều tiềm ẩn rủi ro như khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn từ việc cắt, xẻ đá, việc xử lý chất thải cũng khó khăn nên chúng tôi đã họp bàn và chính tức từ năm 2012, chúng tôi đã tách khỏi đường Quốc lộ 21A là khu vực trung tâm làng để di chuyển nhà xưởng, máy móc ra khu vực đường mòn Hồ Chí Minh.

Tại đây, chúng tôi dễ dàng mở rộng nhà xưởng, thuê mặt bằng, đầu tư máy móc hiện đại, chuyển từ việc cắt đá khô sang cắt đá có thêm hệ thống nước để tránh việc ô nhiễm. Đồng thời cũng xa khu dân cư tránh ảnh hưởng cuộc sống của bà con”, anh Xuân cho hay.

Năm 20, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình quyết định công nhận nghề làm đá tại Thôn Sỏi là “Làng nghề”, và Hợp tác xã đá cảnh Thôn Sỏi có tới 70 hộ gia nhập làm thành viên và duy trì nghề làm đá tới hiện nay.

3.jpg
Từ việc cắt đá khô thô sơ bằng công cụ cầm tay, các thợ đá Thôn Sỏi đã phát triển thành máy móc hiện đại

Làng nghề thay đổi cuộc sống, giúp nhau làm giàu

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, anh Phạm Văn Xuân - Trưởng làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi cho hay, quãng thời gian từ năm 20 đến trước khi dịch COVID-19 lây lan ở nước ta là quãng thời kỳ “đỉnh cao” đối với làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi. Với khoảng 70 hộ tham gia làng nghề, tạo công ăn, việc làm cho khoảng hơn 300 nhân công trên địa bàn xã cũng như các nhân công ngoài xã. Mức thu nhập của mỗi nhân công cũng khá cao khi được trả theo 2 hình thức là ngày công hoặc khoán theo sản phẩm.

“Lương của nhân công bình thường thì khoảng 250 - 400 nghìn đồng/ngày, lương của nhân công kỹ thuật là từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng/ngày. Các sản phẩm của làng nghề cũng đa dạng hoá nhưng chủ yếu là làm bàn ghế đá, hòn non bộ, các sản phẩm được đặt hàng. Ngoài việc chế tác sản phẩm từ đá, chúng tôi còn có 1 thế mạnh khác là cải tạo sân vườn, làm tiểu cảnh sân vườn cho các vị khách có nhu cầu.

12.jpg
Những phiến đá vô hồn qua tay của nghệ nhân trở thành tác phẩm nghệ thuật

Thị trường của chúng tôi không chỉ riêng tại Hoà Bình và một số tỉnh thành lân cận mà chúng tôi đã mở rộng cả vào trong miền Trung, miền Nam qua hình thức bán online. Trước thời điểm dịch, sản phẩm của làng nghề từng xuất khẩu sang nước ngoài và nhận sự chào đón của các thị trường như Châu Âu, Đài Loan…”, anh Xuân vui mừng nói.

Theo anh Xuân, sắp tới, làng nghề sẽ phát triển theo hướng truyền thống, tức là làm nghề lâu dài, cha truyền con nối bởi thế hệ những người tiên phong đã có tuổi, lớp trẻ đang bắt đầu học nghề để nối tiếp cha ông. Dù vậy, có rất nhiều thứ mà anh Xuân và nhiều hộ dân tại làng nghề vẫn còn trăn trở.

16.jpg
Bàn ghế đá và cải tạo sân vườn là thế mạnh của làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi

“Phát triển là vậy nhưng cá nhân tôi và nhiều hộ làm nghề vẫn trăn trở nhiều thứ. Chúng tôi đã nhiều lần đề đạt với UBND xã Phú Thành, UBND huyện Lạc Thủy về việc xin quỹ đất để quy hoạch làng nghề, tập trung làng nghề lại vào một khu sản xuất để đảm bảo môi trường. Hơn nữa, với việc khai thác, thu mua đá thủ công như hiện nay cũng còn nhiều khâu vướng mắc.

Chúng tôi rất mong muốn có sự hướng dẫn, tạo điều kiện của cơ quan chức năng để có thể có được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật”, anh Xuân trăn trở.

Liên quan đến sự phát triển của làng nghề đá cảnh Thôn Sỏi, ông Màu Đăng Ưng - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành cho biết, kể từ khi được công nhận làng nghề vào năm 20, HTX đá cảnh Thôn Sỏi đã tạo công ăn, việc làm cho gần 300 lao động với mức thu nhập trung bình từ 7 - triệu đồng/người/tháng.

1.jpg
Thu nhập bình quân đầu người tại làng nghề dao động từ 7 - triệu đồng/người/tháng

“Làng nghề đã đóng góp cho sự tăng trưởng thu nhập bình quần đầu người cho địa phương hàng năm khoảng 10,07% tổng thu nhập giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đóng góp khoảng 4,17% tổng giá trị toàn xã. Sự phát triển của làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho các hộ và lao động tại địa phương và con em địa phương lân cận của xã bạn và huyện bạn với mục tiêu mở rộng và đầu tư máy móc, nhà xưởng để sản xuất”, ông Ưng cho hay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyện vượt kh, vượt nghèo từ thn thuần nng đến lng nghề đá cảnh Thn Sỏi