17 năm sau sự kiện 11/9/2001, mới đây các nh khoa học đã cng bố một cng nghệ mới cho phép tách chiết ADN từ các mẫu xương thu thập được nhằm giúp xác định danh tính các nạn nhân của vụ tấn cng khủng bố kinh hong ny.
Được đánh giá là đột phá khoa học trong việc xác định danh tính các nạn nhân của cuộc khủng bố 11/9/2001, công nghệ mới này cho phép các nhà nghiên cứu tách chiết ADN từ các mẫu xương thu thập được.
Việc chiết xuất ADN từ các mẫu xương nạn nhân được thực hiện bằng cách đặt các mảnh xương trong bồn chứa ni-tơ lỏng để khiến chúng trở nên dễ vỡ hơn, từ đó dễ dàng tán nhỏ thành bột mịn. Theo các nhà nghiên cứu, xương càng dễ tán mỏng thì các nhà khoa học càng dễ thành công trong việc chiết xuất ADN.
Mặc dù việc chiết xuất AND từ các mảnh xương chưa hẳn đã đảm bảo chắc chắn thành công 100%, song các chuyên gia vẫn không bỏ cuộc. Các chuyên gia tại phòng thí nghiệm tại New York vẫn ngày đêm làm việc để tiếp tục nhận dạng những phần thi thể còn lại của các nạn nhân.
Toà tháp đôi Mỹ sụp đổ sau vụ tấn công ngày 11/9.
Được biết, bằng phương pháp chiết xuất AND từ mẫu xương, các chuyên gia đã xác định thành công danh tính anh Scott Michael Johnson, 26 tuổi, một công nhân tài chính, người đã làm việc trên tầng thứ 89 của tòa tháp phía Nam khi xảy ra vụ khủng bố 17 năm về trước.
Phương pháp mới này dù nhận được đánh giá cao song lại bị nhiều gia đình nạn nhân phản đối. Họ cho rằng việc này chẳng khác nào khơi lại nỗi đau và khoét sâu thêm vào các vết thương cũ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cách làm này còn có thể gây ra rủi ro phơi nhiễm những chất độc hại vào môi trường thêm một lần nữa, và điều này thậm chí còn còn tồi tệ hơn cả thảm họa.
Danh sách nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Ảnh: ITN
17 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, vẫn còn khoảng 22.00 mẫu thi thể nạn nhân tìm thấy ở hiện trường kể từ sau vụ tấn công. Tất cả đều đã được xét nghiệm, có những mẫu tới 10 hay lần. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có 1.642 trong số 2.753 nạn nhân được xác định danh tính; hiện vẫn còn hơn 1.100 nạn nhân vẫn chưa được xác định.
Liên quan đến sự kiện này, 17 năm sau vụ khủng bố đẫm máu từng khiến cả nước Mỹ chấn động ga tàu điện ngầm ở đường Cortlandt, New York cuối cùng cũng được mở lại. Theo đơn vị điều hành hệ thống tàu điện ngầm toàn thành phố New York, Cơ quan Giao thông Vận tải Metropolitan (MTA), nhà ga Cortlandt đã được khánh thành hôm 8/9 vừa qua.
Ga tàu điện Cortlandt cũ, nằm trên tuyến đường đi chuyển từ phía tây Manhattan tới Trung tâm thương mại thế giới New York, đã bị chôn vùi trong đống đổ nát sáng ngày 11/9/2001, vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công khủng bố.
Trạm dừng mới này sẽ được trang bị một hệ thống thông gió, thang máy và một bức tranh bằng đá cẩm thạch trắng của nghệ sĩ Ann Hamilton, trên đó có văn bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Chi phí xây dựng lại nhà ga Cortlandt lên đến 181 triệu USD.
Chủ tịch MTA Joseph Lhota cho biết việc mở lại nhà ga Cortlandtchính là một dấu mốc quan trọng trong sự phục hồi và tăng trưởng tại Manhattan. Theo ông, đây không chỉ là một ga tàu điện ngầm mới, mà còn là "biểu tượng cho sự phục hồi của người dân New York trong việc cải thiện lại Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới này.