Năm 20, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua không ít khó khăn và thách thức. Nhìn chung duy trì đà tăng trưởng ổn định với sự gia tăng về chỉ số, thanh khoản và quy mô vốn hóa. Cùng nhìn lại những dấu ấn của thị trường chứng khoán năm 20 và đánh giá triển vọng, giải pháp thị trường chứng khoán trong năm 2025.
Thị trường duy trì đà tăng trưởng bất chấp thách thức, tài khoản chứng khoán vượt 9 triệu
Năm 20 dù chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các biến động kinh tế toàn cầu, áp lực lạm phát và sự rút lui tạm thời của dòng vốn ngoại song TTCK Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Trao đổi với Báo Công lý, bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối nghiên cứu Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) đã có những chia sẻ về thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 20.
Theo đó, TTCK Việt Nam khép lại năm 20 với mức tăng 12,1% so với năm 2023, chốt phiên cuối năm ở mốc 1.266,78 điểm. Với diễn biến đi ngang trong biên độ 100 điểm (1.200 – 1.300 điểm) chiếm ¾ thời gian giao dịch, phần lớn mức tăng của thị trường diễn ra trong quý 1. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, thị trường có mức tăng trưởng 2 con số. Mức tăng này là một kết quả tích cực khi đặt trong bối cảnh khối ngoại rút ròng kỷ lục cũng như dòng vốn quốc tế quay về thị trường Mỹ.
Việc đồng USD mạnh lên đã gây áp lực cho đồng tiền của các quốc gia Châu Á, qua đó tác động lên các thị trường tài chính và chứng khoán. Năm 20, đồng Won của Hàn Quốc giảm 12,73%, Yên Nhật giảm 10,63%, tiền đồng của Việt Nam cũng giảm 4,8%. Biến số tỷ giá USD/VND tăng mạnh là nhân tố tác động lên thị trường đáng chú ý nhất trong năm vừa qua, đã buộc NHNN phải dùng các biện pháp can thiệp quyết liệt, tỷ giá USD/VND đã 2 lân lên đỉnh lịch sử. Kết quả là khối ngoại đã thực hiện bán ròng mạnh mẽ, với giá trị 92.670 tỉ đồng (3,63 tỷ USD), mức cao nhất trong lịch sử thị trường.
Dòng tiền nội chính là chất xúc tác đưa thị trường có năm tăng trưởng thứ 2 liên tiếp và chỉ đứng sau thị trường Singapore (16,4%) trong nhóm Asean6 trong năm 20. Theo thống kê, thanh khoản bình quân toàn thị trường năm 20 đạt 21.5 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm 2023.
Cùng với xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ trên thế giới, các nhóm cổ phiếu trong nước được sự quan tâm của dòng tiền và mang lại mức tăng trưởng ấn tượng trong năm vừa qua tập trung ở: Viettel (+218%), Công nghệ (+76%), Hàng không (+69%), v.v...
Năm 20 cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý, thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình hướng tới nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong đó, phải kể đến việc ban hành Thông tư 68/20/TT-BTC quy định về việc ký quỹ trước của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài khi giao dịch và yêu cầu công bố thông tin trên TTCK. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán (sửa đổi) cũng được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tính đến cuối năm Việt Nam có 9,2 triệu tài khoản chứng khoán chiếm 9,3% dân số, vượt mục tiêu 5% được đề ra trong Đề án Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Năm 2025, VN-Index sẽ đạt mức 1.400 – 1.420 điểm
Bà Trần Thị Khánh Hiền - Giám đốc Khối nghiên cứu Chứng khoán MBS cũng có những chia sẻ về triển vọng TTCK Việt Nam năm 2025.
Theo đó, bà Hiền đánh giá 2025 là một năm đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam. Ở trong nước, nỗ lực cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy điều hành nhằm chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh trật tự thế giới đang thay đổi, Việt Nam đã sẵn sàng nâng cao vị thế cạnh tranh chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu. Sau năm 20 chạy đà ấn tượng, Việt Nam sẽ tiếp tục bứt tốc tăng trưởng từ 7% đến 7,5% trong ba năm tới, là ngôi sao của khu vực ASEAN-6.
Đặc biệt, Giám đốc Khối nghiên cứu của Chứng khoán MBS cho rằng, sẽ có 5 chủ đề chính định hình triển vọng vĩ mô 2025.
Thứ nhất, sản xuất vẫn duy trì triển vọng tích trong bối cảnh nhu cầu thế giới tiếp tục phục hồi, cầu đầu tư trong nước cũng đang khả quan. Hơn nữa, giai đoạn này có sự khác biệt khi Việt Nam đang sẵn sàng nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, chuyển dịch sang mảng sản xuất dịch vụ sang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các dự án hạ tầng lớn như hoàn thành cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc và sân bay Long Thành, nhằm đảm bảo cho tăng trưởng cũng củng cố năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba lạm phát năm 2025 không phải là mối lo ngại lớn, phần nào tạo dư địa cho NHNN tung ra các chính sách thúc đẩy cầu tiêu dùng, đầu tư nội địa.
Thứ tư, chúng tôi cũng thấy rằng sự không chắc chắn về chính sách điều hành của Trump 2.0 cũng như ẩn số phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể tạo ra cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam.
Cuối cùng, mặc dù chu kỳ nới lỏng toàn cầu đã bắt đầu, song dư địa về chính sách tài chính của Việt Nam không còn quá lớn do áp lực tỷ giá. Vì vậy, NHNN sẽ phải cần cân đối giữa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn và mục tiêu tăng trưởng dài hạn.
Về mặt đầu tư, chuyên gia MBS cho rằng, kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thuận lợi kết hợp với yếu tăng trưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh sẽ là nền tảng vững chắc một chu kỳ tăng trưởng toàn diện của TTCK trong năm tới.
“Chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đạt 18% - 19% giai đoạn 2025 -2026 đóng góp bởi sự ổn định của ngành ngân hàng, bán lẻ, cũng như từ phục hồi từ đáy của ngành bất động sản, xây dựng.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các TTCK mới nổi. Tổng hợp các yếu tố cơ hội và rủi ro, chúng tôi dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1.400 – 1.420 trong năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường 18% và P/E trong khoảng 12.5 - 13x”, Bà Trần Thị Khánh Hiền nhận định.
Giám đốc Khối nghiên cứu của Chứng khoán MBS cũng xác định 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn cho năm 2025, bao gồm: (1) Bất động sản khởi động chu kỳ phát triển mới (2) Cơ hội từ tăng cường giải ngân đầu tư công, (3) Câu chuyện riêng ngành ngân hàng, (4) Hiệu ứng kích thích kinh tế từ Trung Quốc, (5) Thiếu hụt nguồn cung điện, (6) Trump 2.0, (7) Sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới, (8) Nâng hạng TTCK.
Rủi ro đối với thị trường bao gồm: Chính sách điều hành khó dự đoán của thời kỳ Trump 2.0 có thể làm chậm lại quá trình cắt giảm lãi suất của FED; áp lực tỷ giá trong bối cảnh đồng VND yếu và thị trường bất động sản nhà ở có thể phục hồi chậm hơn dự kiến.