Chuyển đổi số đang được đánh giá l giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt qua khủng hoảng của đại dịch COVID-19. Theo đ, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số cũng được xem l nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Chuyển đổi số - “tấm khiên chắn bão” cho doanh nghiệp
Nếu ví dịch COVID-19 như một cơn bão thì khi bão càn quét, cây cối sẽ bị tấn công dẫn đến đổ, gẫy. Với nền kinh tế, các doanh nghiệp (DN) từ nhỏ đến lớn cũng bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tuy nhiên, trong dịch bệnh, không phải doanh nghiệp nào cũng đi xuống mà có doanh nghiệp vẫn tăng trưởng, đó là những doanh nghiệp về công nghệ hay có yếu tố công nghệ, nắm bắt được công nghệ từ sớm.
“Nếu như trước kia, chúng ta có những lý do để trì hoãn chuyển đổi số thì nay khác rồi. Xu thế khách hàng hiện nay đang có cuộc chuyển đổi rất lớn, có thể ví như một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử là đi từ offline sang online. Là người đi câu, nếu không thay đổi về phương thức đi câu, mồi câu,… thì làm sao chúng ta bắt được cá, làm sao giữ chân được khách hàng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến rất tích cực khi nhanh chóng nắm bắt được hành vi khách hàng và thực hiện chuyển đổi số kịp thời”, ông Lê Nguyễn Hồng Phương - Chủ tịch BIT Group chia sẻ tại hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng - cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME”.
Công ty TNHH Kỹ thuật tự động ETEC (DN hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp tại Việt Nam) khi thực hiện chuyển đổi số DN đã thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số cho phù hợp và hiệu quả. Trong sản xuất có thể liên kết với một số hiệp hội, DN FDI để được hỗ trợ. Vì đây là chương trình đang được nhiều hiệp hội, DN FDI hỗ trợ thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm.
Khi dịch COVID-19 xảy ra, chuyển đổi số đã giúp Công ty cổ phần Xuân Hòa thích ứng nhanh với mô hình làm việc mới, duy trì được sức cạnh tranh. Để sống sót qua dịch, DN buộc phải tối giản và hiệu quả quy trình sản xuất bằng chuyển đổi số, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực trở thành công xưởng của thế giới ở những ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, DN còn phải cạnh tranh với DN Trung Quốc cũng như DN ở các công xưởng châu Âu, châu Phi và châu Mỹ.
Đến năm 2025, Công ty cổ phần Xuân Hòa sẽ hoàn thành áp dụng các công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, giúp quản trị hiệu quả và gia tăng doanh số, mở rộng tập khách hàng, đối tác.
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số vượt qua đại dịch
Song, thực tế, dù biết chuyển đổi số như “tấm khiên chắn bão” cho DN nhưng nhiều DN vẫn chưa hiểu rõ và chuẩn bị tốt để bắt đầu bước vào hành động.
Là DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản, Công ty TNHH Morris cũng tìm đến chuyển đổi số với mong muốn nâng cao năng suất và đẩy mạnh kênh phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, công ty đang loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, bởi nguồn lực tài chính và nhân lực chuyển đổi số của công ty có hạn.
Các DN vẫn đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến như bắt đầu từ đâu, thực hiện số hóa cái gì trước, cái gì sau, nên lựa chọn nhứng ứng dụng công nghệ nào…
Để hỗ trợ DN chuyển đổi số, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức Chương trình “Hỗ trợ DN chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025” thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và Nâng cao năng lực kết nối cho DN nhỏ và vừa. Theo kế hoạch, Chương trình sẽ hỗ trợ chuyên sâu cho tối thiểu 100 DN trở thành các điển hình thành công về chuyển đổi số, từ đó làm mẫu, lan tỏa cho hàng trăm nghìn DN còn lại. Do vậy, DN được chọn lọc trong đợt đầu cần có mức độ sẵn sàng về chuyển đổi số, đáp ứng các tiêu chí cao nhất để các DN trong cùng ngành hàng làm hình mẫu, áp dụng kinh nghiệm chuyển đổi số.
Ông Đỗ Hoàng Hải - Chuyên gia chính của Chương trình chuyển đổi số cho biết: “Gói xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho DN nhằm giúp các công ty xác định được các mục tiêu, phương hướng chuyển đổi số, xác định những việc phải làm với một lộ trình, nguồn lực phù hợp với DN. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, làm việc với các cán bộ của công ty, nhóm chuyên gia sẽ cung cấp cho DN bức tranh tổng thể nhất và các bước đi cụ thể cần phải làm để đạt được các mục tiêu chuyển đổi số đề ra”.
Trong thời gian tới, Cục Phát triển doanh nghiệp sẽ tập trung triển khai tích cực các hoạt động của Chương trình và đàm phán với nhiều đối tác để xây dựng các gói hỗ trợ nhằm đưa ra hệ sinh thái các chỉ dẫn giải pháp công nghệ và các hỗ trợ, ưu đãi từ các đối tác đồng hành; đẩy mạnh triển khai các hoạt động, các khóa đào tạo chuyên gia và cấp chứng chỉ đào tạo chuyển đổi số cho các doanh nghiệp…, góp phần quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập và phát triển.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)