Cng an TPHCM đã hon tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TPHCM đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng các đồng phạm về tội 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nh nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân'.
Bị can Nguyễn Phương Hằng cầm đầu toàn bộ vụ án
Ngày 30/1, Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TPHCM đề nghị truy tố Nguyễn Phương Hằng (sinh năm 1971, ngụ quận 3, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương), Nguyễn Thị Mai Nhi (sinh năm 1983, là trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (sinh năm 1992, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (sinh năm 1994, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bị can Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày /3/2022
Kết luận điều tra xác định, bị can Nguyễn Phương Hằng có vai trò chủ mưu, cầm đầu toàn bộ vụ án. Theo đó, bà Hằng sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok. Từ tháng 3/2021 đến 23/3/2022, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp và đăng tải các bài viết trên qua mạng internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau.
Trong đó, có nội dung liên quan đến chuyện đời tư cá nhân gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (nhà báo Đức Hiển), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng)…
Cơ quan điều tra xác định, nhóm bị can: Nhi, Hà, Tân có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội của mình. Theo đó, bị can Hà và bị can Nhi lập nhiều trang mạng xã hội có liên quan đến bị can Hằng. Hai bị can này lên kịch bản cho các buổi livestream phát ngôn xúc phạm người khác của bị can Hằng. Cả hai còn lên danh sách khách mời, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng…
Trong khi bị can Hằng livestream, Hà và Nhi cập nhật các câu hỏi mà cộng đồng mạng gửi để bị can Hằng và các khách mời trả lời. Cả hai còn lập nhiều trang, tài khoản Facebook, Tiktok… đăng tải cụ thể lịch livestream của bị can Hằng; đồng thời, phát tán trực tiếp nhiều clip, thông tin có nội dung, phát ngôn sai sự thật, xúc phạm người khác của bị can Hằng.
Trong các buổi livestream của bị can Hằng, bị can Tân đóng vai trò thư ký, dẫn chương trình. Bị can Tân còn dùng hình ảnh, clip trên tài khoản Youtube cá nhân có chèn phần bình luận của mình vào, có nội dung thô tục, xúc phạm nặng nề người khác.
Không đủ cơ sở xử lý ông Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim
Kết luận điều tra cũng nêu, trong các buổi livestream trên mạng xã hội của bị can Hằng có nhiều nội dung xúc phạm danh dự tới các cá nhân. Đồng thời, các buổi livestream này có sự tham gia của khách mời là tiến sĩ luật Đặng Anh Quân và luật sư Nguyễn Đình Kim.
Cụ thể, từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022, ông Quân tham gia livestream cùng bị can Hằng 11 buổi. Còn từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021, ông Kim tham gia livestream cùng bị can Hằng 2 buổi.
Kết luận giám định 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ phát ngôn của Đặng Anh Quân và Nguyễn Đình Kim xác định chưa có đủ cơ sở khẳng định có những nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của các cá nhân; nội dung thuộc bí mật cá nhân, bí mật của gia đình và đời sống riêng tư theo quy định của Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.