Vấn đề quan tâm

Đề xuất chủ dự án đầu tư phải có kế hoạch ứng phó sự cố chất thải

Nguyễn Cúc 13/04/20 20:28

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang lấy ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Quyết định Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải, trong đó quy định chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm phải xây dựng và ban hành kế hoạch ứng phó sự cố chất thải.

Theo dự thảo Quyết định ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải đang lấy ý kiến, việc ứng phó sự cố chất thải xảy trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm: Chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế hỗ trợ ứng phó, phục hồi môi trường, sự tham gia của cộng đồng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

chathai-16771172890867456276.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Chinhphu.vn

Đáng chú ý, Dự thảo đưa ra đề xuất: Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm xây dựng và ban hành kế hoạch ứng phó sự cố chất thải. Nội dung ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có thể được lồng ghép vào kế hoạch ứng phó sự cố khác; trường hợp kế hoạch ứng phó sự cố chất thải được lồng ghép, tích hợp và phê duyệt cùng với kế hoạch ứng phó sự cố khác theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường thì phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Cũng theo dự thảo, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ có liên quan xây dựng và ban hành kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh ban hành kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp huyện ban hành kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp huyện.

Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện có thể được lồng ghép, tích hợp với các kế hoạch phòng thủ dân sự hoặc kế hoạch ứng phó sự cố khác; trường hợp kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được lồng ghép, tích hợp với kế hoạch phòng thủ dân sự cùng cấp thì kế hoạch phòng thủ dân sự phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Nghị 3 định số 08/2022/NĐ-CP.

Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm. Việc công khai kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 110 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

Liên quan lực lượng, nguồn lực, trang thiết bị và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, cũng theo Dự thảo, Chủ dự án đầu tư, cơ sở phải có công trình, trang thiết bị, phương tiện ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật hoặc phối hợp với đơn vị có năng lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải; xây dựng, huấn luyện lực lượng tại chỗ cho ứng phó sự cố chất thải.

Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh hướng dẫn, xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo Bộ TTN&MT, sự cố chất thải đã xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy nếu không được kiểm soát, phòng ngừa hiệu quả và ứng phó sự cố kịp thời đã và đang làm ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn đến kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất chủ dự án đầu tư phải c kế hoạch ứng ph sự cố chất thải