Xã hội

Diện mạo mới của Lý Sơn sau 50 năm giải phóng

Dương Vương 28/03/2025 - :08

Trải qua 50 năm đổi thay, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) không ngừng chuyển động và phát triển vượt bậc trên vùng đất kinh tế biển. Lý Sơn dần đổi thay từng ngày, người dân đồng lòng chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh...

Cuộc chiến giải phóng Lý Sơn

Quân đội Mỹ liên tiếp thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Campuchia và Nam Lào trong năm 1971; nhất là thất bại trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972. Vào ngày 27/01/1973, chính quyền Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam; cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngày 28/01/1973, Hiệp định Pari có hiệu lực.

Thời gian đó ở Lý Sơn, ngụy quyền tay sai trở nên điên cuồng, chúng tiến hành tăng cường ngụy quyền lên 53 tên, ngụy quân lên 190 tên và trang bị thêm các loại vũ khí mới để phòng thủ đảo Lý Sơn cả ngày lẫn đêm. Đồng thời, quân địch dùng tiền bạc, vật chất để mua chuộc bọn lưu manh, phản động làm tay sai chỉ điểm nòng cốt đánh phá phong trào cách mạng ở Lý Sơn.

lyson-6.jpg
Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Lý Sơn, góp phần giải phóng huyện Lý Sơn vào ngày 31/3/1975 (Ảnh: Tư liệu).

Tháng 3/1973, chúng thành lập cơ sở Đảng dân chủ trên Đảo, dẹp bỏ các tổ chức Đảng phái khác để tập trung lực lượng đánh phá ta. Ngày /3/1973, bọn cảnh sát ở Bình Sơn đưa lính ra lùng sục, càn quét cán bộ Đảng viên của ta trên Đảo. Trong cuộc hành quân này chúng đã bắn chết đồng chí Nguyễn Ngạch - Phó Bí thư Chi bộ và bắt một số đảng viên khác vào đất liền tra tấn rồi giam giữ ở Đà Nẵng.

Tháng 11/1974, địch tổ chức càn quét, lùng bắt thanh niên đi lính. Chúng nổ súng bắn chết một thanh niên vô tội tại Bình Vĩnh, gây nên sự đau thương, căm thù trong lòng đồng bào. Ta tổ chức phát động khơi dậy lòng căm thù, kêu gọi bà con khiêng xác chết đến cơ quan ngụy quyền đấu tranh quyết liệt. Ngụy quyền Bình Vĩnh phải nhận tội và đền bù tiền bạc, trừng phạt bọn lính làm càn. Cũng trong đợt đấu tranh này, ta đã dùng sức mạnh của quần chúng phá trại giam của ngụy quyền Bình Vĩnh, giải thoát cho 36 thanh niên bị chúng bắt đi lính.

Ngày /02/1975, chúng đưa từ đất liền ra đảo một lực lượng biệt phái bình định để đàn áp cơ sở cách mạng của ta. Nhờ sự cảnh giác từ cơ sở, ta chủ động vạch ra kế hoạch đối phó và đánh trả địch. Được sự đồng ý của cơ sở Đảng, du kích mật xã Bình Yến đã ném lựu đạn giết chết một tên Đại úy tình báo CIA, hai tên Trung úy của Chi khu quân sự Bình Sơn và một số tên bị thương. Có thể nói thời kỳ này xuất hiện rõ hoạt động vũ trang dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở Lý Sơn.

Sau trận đánh thần tốc ở chiến trường các tỉnh Tây Nguyên, ven biển miền Trung, bộ máy ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn tan rã. Số tàn quân các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng... chạy ra Lý Sơn, lúc này một hòn đảo nhỏ đã có hơn 12.000 quân ngụy, gây ra cảnh hỗn loạn, cướp bóc, đàn áp nhân dân.

Ngày 23/3/1975, thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy Quảng Ngãi “Đẩy mạnh tổng công kích và khởi nghĩa toàn tỉnh”. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy Đông Sơn, Ban cán sự Lý Sơn thành lập Ban khởi nghĩa giải phóng đảo, do đồng chí Trần Đa làm Trưởng ban.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào Lý Sơn cất giấu lương thực, cô lập bọn lính tàn quân và tuyên truyền giáo dục chúng bỏ súng quay về với cách mạng. Vào ngày 30/3/1975, Ban khởi nghĩa Lý Sơn và hai Chi bộ Đảng đã họp phân công các đội du kích vũ trang, các tổ tuyên truyền về trụ bám ở các chốt, các địa điểm của mỗi xã chờ lệnh ra quân. Ngoài số anh em du kích, ta lập 7 tổ an ninh mật nằm khắp đảo.

Đúng 4 giờ sáng ngày 31/3/1975, Ban khởi nghĩa phát lệnh cho các xã, các tổ tuyên truyền, cổ động đi khắp đảo vận động toàn dân nổi dậy giành chính quyền và được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng. Đến 7 giờ phút cùng ngày, 4 quả mìn của ta bố trí trên các đỉnh núi nổ vang uy hiếp tàu thuyền của địch bao vây trên Đảo. Cờ giải phóng phất phới bay trên 5 đỉnh núi và các ngã đường, truyền đơn, áp phích cách mạng được rải và dán khắp nơi. Toàn dân xuống đường hô vang khẩu hiệu chống Mỹ - Ngụy, ủng hộ cách mạng và xông vào chiếm lĩnh các cơ quan, đồn bót của ngụy quân, ngụy quyền, tịch thu tài liệu, vũ khí, tàn quân hốt hoảng kéo nhau tháo chạy ra khỏi đảo và Lý Sơn được hoàn toàn giải phóng.

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, ngày 21/9/1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 337/HĐBT về việc thành lập huyện Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào ngày 01/01/1993, huyện Lý Sơn chính thức được công bố thành lập.

Phát triển kinh tế biển đảo giữa trùng khơi

Sau giải phóng đảo Lý Sơn, cuộc sống nhân dân dựa vào kinh tế biển và hoa màu (trồng hành, tỏi, bắp) với điều kiện thiếu thốn năng lượng điện, chính quyền gặp nhiều khó khăn trong xử lý công việc hành chính.

Đến ngày 28/9/2014, chính quyền và nhân dân huyện Lý Sơn vui mừng khi dự án điện cáp ngầm dài 26,5km vượt biển ra đảo Lý Sơn, mở ra trang mới cho sự phát triển của đảo tiền tiêu này.

lyson-1.jpg
Lý Sơn phát triển kinh tế - xã hội tổng thể từ lợi thế kinh tế biển đảo.

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu năm 2014 đạt trên 765 triệu đồng (tăng hơn gấp 9 lần so với năm 1995); thu nhập bình quân đầu người năm 1995 là 2,7 triệu đồng/người/năm đến năm 2014 tăng 18,7 triệu đồng/ người/năm, tăng gấp 6,9 lần so với năm 1995.

Đến năm 20, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế đạt 2.437 tỷ đồng (tăng hơn 5,72% so với 2023, đạt 100,04% kế hoạch); thu nhập bình quân đạt 48 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng các lĩnh vực mũi nhọn của huyện Lý Sơn năm 20, về sản lượng khai thác đạt 955,7 tỷ đồng (năm 2014 đạt 277 triệu đồng); thương mại dịch vụ - du lịch đạt 1.097 tỷ đồng (năm 2014 đạt 402 triệu đồng); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 384,5 tỷ đồng (năm 2014 đạt 59 triệu đồng);….

lyson-3.png
Bộ mặt đô thị trên đảo Lý Sơn ngày càng trang hoàng hơn xưa.

Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, bà Phạm Thị Hương – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn bày tỏ: “Từ khi có nguồn điện quốc gia về đảo Lý Sơn, bộ mặt đô thị và đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc, từng bước phát triển tiến bộ từ chất lượng cuộc sống đến đời sống văn hóa. Nhờ sự đồng lòng cả hệ thống chính trị cùng nhân dân Lý Sơn, năm 20, địa phương hoàn thành đạt 16/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Là người con Lý Sơn, tôi trực tiếp chứng kiến sự đổi thay sau 50 năm giải phóng Lý Sơn, người dân được sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ điện, đường, trường, hệ thống y tế”.

Trong năm 2025, huyện Lý Sơn đề ra kế hoạch tăng trưởng giá trị sản xuất từ 5-6,5%; tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước đạt 2.607 tỷ đồng; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 10,52%; phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu từ 5-10%; thu hút khách du lịch từ 180.000 – 200.000 lượt khách; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5-1%;… Đồng thời, các chỉ tiêu về giáo dục, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữ vững ổn định trên mọi lĩnh vực.

lyson-5.jpg
Cột cờ trên miệng núi lửa Thới Lới là điểm đến du lịch độc đáo, tạo điểm nhấn hình thành Trung tâm du lịch biển đảo.

Trước đổi thay vượt bậc của huyện Lý Sơn, ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: “Tôi biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân huyện Lý Sơn đã đạt được trong chặng đường 50 năm qua, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh và đất nước. Lý Sơn là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, nơi hội tụ, giao thoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa - Đại Việt; là quê hương của Đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa đã vượt qua ngàn dặm biển khơi để cai quản Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, cắm cột mốc xác lập, bảo vệ chủ quyền của dân tộc”.

Hôm nay, Lý Sơn cũng đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, hướng đến là Trung tâm du lịch biển đảo của cả nước với các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch hấp dẫn, đặc sắc.

Chủ tịch Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh: “Tôi đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện quyết tâm “Đổi mới trong cách nghĩ - Sáng tạo trong cách làm”, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thông suốt, kịp thời, sâu sát, hiệu quả. Thực hiện đột phát về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Khẩn trương triển khai quy hoạch huyện, thực hiện hiệu quả về đề án Trung tâm du lịch biển - đảo theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị”.

Bên cạnh đó, tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét về các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện điều kiện và chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững và các chính sách an sinh xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là người có công với cách mạng. Phát huy tốt vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ của huyện, chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, tạo sự thống nhất cao trong Đảng bộ và Nhân dân.

lyson-2.jpg
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mang nét đặc trưng trong phong tục, văn hóa của nhân dân Lý Sơn.

Lý Sơn được ví như thiên đường biển cả giữa đại dương với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nước biển trong xanh. Nơi đây nổi tiếng với thương hiệu “Vương quốc tỏi Lý Sơn”, phong tục Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, đua thuyền tứ linh, du lịch tâm linh Chùa Hang, ngắm đại dương từ cột cờ trên miệng núi lửa Thới Lới và thưởng thức hải sản tươi ngon.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diện mạo mới của Lý Sơn sau 50 năm giải phng