Nhận lời mời của Nhân đại ton quốc Trung Quốc, từ ngy 19 - 27.8, Đon Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Ph Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Cng nghệ v Mi trường Nguyễn Tuấn Anh lm Trưởng đon đã dự Hội thảo Liên nghị viện khu vực do Nhân đại Ton quốc Trung Quốc v Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Bắc Kinh thảo luận các biện pháp thúc đẩy việc thực hiệc các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thng qua hợp tác nghị viện; thăm, tìm hiểu kinh nghiệm, thnh tựu đạt được trong lĩnh vực phát triển bền vững tại một số địa phương của Trung Quốc.
Tham gia Hội thảo có 33 nước với tổng số hơn 160 đại biểu, trong đó có Chủ tịch IPU, Tổng Thư ký IPU, 17 Chủ tịch Quốc hội và 3 Phó Chủ tịch Quốc hội các nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế chào mừng các Đoàn tham dự Hội thảo. Cho rằng thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều bất ổn và thách thức, Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế kêu gọi các nghị viện cần thúc đẩy: sự tôn trọng, bình đẳng và tin tưởng lẫn nhau; tôn trọng lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại; đẩy mạnh chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường vì sự phát triển chung; tăng cường hợp tác, đối thoại, trao đổi học tập lẫn nhau, thúc đẩy giao lưu nhân dân, hợp tác song phương và đa phương.
Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc khẳng định, trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Trung Quốc theo đuổi chính sách phát triển hòa bình, luôn hỗ trợ và sẵn sàng cùng các nước nỗ lực thực hiện khát vọng về một tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại.
Chủ tịch IPU và Tổng Thư ký IPU đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc đối với IPU về ngân sách và sự ủng hộ tích cực của Trung Quốc đối với các hoạt động của IPU, đặc biệt về các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và chống khủng bố. Chủ tịch IPU cho rằng, thế giới chỉ có thể giải quyết các thách thức toàn cầu như hiện nay thông qua hợp tác và đối thoại. IPU cam kết thông qua cơ chế đa phương sẽ thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững cho người dân; thực hiện các mục tiêu SDGs, không bỏ ai lại phía sau.
Trong thời gian diễn ra Hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi về 4 chủ đề chính gồm: Gìn giữ hòa bình và ổn định vì sự phát triển và thịnh vượng chung; Phát huy các chính sách phát triển vì một nền kinh tế toàn cầu bao trùm và mang lại lợi ích chung; Tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh, tăng cường trao đổi văn hóa và sự học hỏi lẫn nhau; Phát triển dân chủ phù hợp với điều kiện quốc gia để làm nền tảng cho quá trình hiện đại hóa.
Phát biểu tham luận về chủ đề Gìn giữ hòa bình và ổn định vì sự phát triển và thịnh vượng chung, Trưởng Đoàn Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề phiên thảo luận trong bối cảnh nhiều biến động của thế giới hiện nay; đồng thời khẳng định ưu tiên hàng đầu của Việt Nam luôn là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân, ủng hộ việc giải quyết các xung đột và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Đoàn Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước và IPU cùng phối hợp: tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc để ngăn chặn xung đột, tăng cường đối thoại, hợp tác và sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu hiện nay; đảm bảo việc thực hiện dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tập trung bảo vệ các nhóm yếu thế bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng; tăng cường hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước; tăng cường hợp tác công - tư, phối hợp giữa các quốc gia để hiện thực hóa SDGs.
Tại Phiên thảo luận về chủ đề Phát huy các chính sách phát triển để toàn cầu hóa kinh toàn diện và mang lại lợi ích chung, Đoàn Việt Nam khẳng định, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan giúp thúc đẩy hợp tác, gắn kết, chia sẻ những lợi ích kinh tế giữa các quốc gia, khu vực.
Trong tiến trình toàn cầu hóa, vai trò và tiếng nói của các nước đang phát triển ngày càng được coi trọng hơn, đóng góp chủ động, tích cực hơn trong định hình các khuôn khổ hợp tác và xu hướng phát triển mới trên toàn cầu. Châu Á, Châu Phi, Trung Quốc và ASEAN ngày càng khẳng định vai trò là động lực quan trọng, là trung tâm phát triển năng động và là một trong những đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề tham gia hội nhập nền kinh tế toàn cầu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Trong tiến trình đó, Việt Nam xác định vấn đề phát triển kinh tế phải đảm bảo mang tính bền vững, bao trùm, đặc biệt là tính hiệu quả của các ngành kinh tế có lợi thế nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để phát huy tối đa lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa mang lại, Đoàn Việt Nam đề xuất: các quốc gia cần xây dựng các chính sách để giảm tác động tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa theo hướng phù hợp với lợi ích chung giữa các nước với nhau; cùng nhau xây dựng, củng cố lòng tin, đề cao đối thoại, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, hợp tác và phát triển, giải quyết hiệu quả các vấn đề mang tính khu vực, toàn cầu; không chính trị hóa và phân biệt đối xử với khoa học-công nghệ; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế bao gồm SDGs của Liên Hợp Quốc, các cam kết về biến đổi khí hậu và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; đồng thời nỗ lực duy trì và không ngừng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới; tăng cường hợp tác, hỗ trợ về tài chính, khoa học công nghệ nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Trong thời gian tham dự Hội thảo, Trưởng Đoàn Việt Nam đã cùng Trưởng đoàn các nước đến chào xã giao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc tế. Đoàn Việt Nam cũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các Đoàn Lào, Campuchia, Trung Quốc… để trao đổi về những nội dung chuyên môn cùng quan tâm.