Để thực hiện các phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ v vừa (DNNVV) đều xác định cần tuân thủ các quy định an ton phng, chống dịch trong tình hình hiện nay v nỗ lực vượt kh tạo đ cho sự khi phục sản xuất v phát triển.
Nhanh chóng nắm bắt cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh
Đại dịch COVID-19 là một "cú sốc" đối với ngành du lịch. Sau 4 làn sóng dịch bệnh bị ảnh hưởng, Công ty du lịch Bàn Chân Việt - Vietfoot Travel may mắn nằm trong số 10% các doanh nghiệp du lịch còn đang hoạt động. Công ty đã có sự tích lũy và tiềm lực tài chính nhất định, có tòa nhà làm trụ sở văn phòng cho công ty người nước ngoài thuê và là nguồn kinh doanh tạo thu nhập của cán bộ nhân viên công ty ở thời điểm hiện tại, bên cạnh nguồn thu từ việc triển khai dịch vụ khách Việt kiều hồi hương, khách chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam bù đắp lại những thiệt hại do COVID-19.
Trong thời điểm dịch bùng phát, công ty đã tranh thủ hệ thống hóa lại tất cả sản phẩm, làm lại toàn bộ trang web, thiết kế sản phẩm, chương trình, hệ thống hóa các đối tác tại các thị trường châu Âu, Mỹ, Úc, Nga, Liên hiệp Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc để triển khai ngay sau khi dịch bệnh được chống chế.
Dịch bệnh khiến ngành du lịch bị “đóng băng” nhưng đây chỉ là một khoảng lặng trong một hành trình dài. Những doanh nghiệp nào “sống sót” và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình tiếp theo sẽ có nhiều lợi thế để bứt phá. Bởi sau 2 năm bị dịch bệnh hoành hành, nhu cầu nghỉ dưỡng, khám phá của khách du lịch đang rất lớn. Lúc này, doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội, doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Tương tự, việc đầu tiên sau giãn cách của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Thiết Bị Sao Việt là tập trung nỗ lực giành lại các đơn hàng lớn và tiếp tục các đơn hàng đã bị chậm trước đó, việc tiếp tục phục hồi sản xuất trong thời gian tới là hết sức quan trọng. Để đảm bảo sản xuất an toàn, công ty luôn tuân thủ quy định 5K, tiêm vaccine toàn bộ cho công nhân, tối thiểu phải test nhanh sàng lọc một tuần 1-2 lần, bữa ăn cho nhân viên phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện nghiêm quy định ngồi giãn cách, ăn uống riêng, sát khuẩn tay, đo nhiệt độ trước khi vào làm việc.
Công ty xác định, để sớm được trở lại bình thường mới, dù khó khăn công ty cũng luôn phải đảm bảo nhiệm vụ phòng chống dịch là trọng tâm gắn liền với sản xuất, đảm bảo vừa chống dịch vừa luôn đủ hàng để xuất và nhập khẩu. Hiện công ty vẫn đảm bảo 100% lương cho công nhân.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đánh giá bốn lĩnh vực sau trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: sức khỏe và an toàn, loại hình công việc, tài chính (chi phí và doanh thu) và nhu cầu của nhân viên.
Bốn kiến nghị của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa để đẩy mạnh phục hồi
Cộng đồng DNNVV đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai các chính hướng đến người dân, doanh nghiệp. Cộng đồng DNNVV mong lãnh đạo T.Ư sẽ cam kết đưa ra thông điệp cụ thể và mạnh mẽ để cùng chung sức xây dựng phát triển đất nước.
Nỗ lực vượt qua khó khăn
Bản thân các DNNVV cũng chủ động, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ. Điển hình như đề án hỗ trợ các DNNVV, đề án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu KHCN, triển khai các giải pháp duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh ổn định, duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh cho người lao động, các thành viên Hanoisme đã ủng hộ hàng nghìn tỷ đồng, thể hiện sự trách nhiệm của DN với cuộc phòng chống dịch, sự ổn định phát triển kinh tế đất nước.
Còn nhiều dư địa cải thiện
Các DN đánh giá cao, trong bối cảnh dịch COVID-19, Chính phủ đã quyết liệt trong việc ban hành các chính sách toàn diện về tài khoá, tiền tệ, nhất là các chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng; giảm lãi suất cho vay; cho vay mới; giảm tiền thuê đất; tiền điện. Kết quả cho thấy một số chính sách như gia hạn đóng thuế TNDN, GTGT nhìn chung dễ tiếp cận hơn cả.
Về cơ bản, các gói chính sách về tài khoá phản ứng khá nhanh và được áp dụng ngay... Tuy nhiên, các gói hỗ trợ vẫn khiêm tốn, chủ yếu mang tính tâm lý vì giãn thuế thì vẫn phải nộp. Đây là một trong những lý do khiến chính sách chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào cuộc sống. Đa số các DN đánh giá các chính sách được ban hành là hữu ích, nhưng còn nhiều dư địa để cải thiện tính hiệu quả.
5 nhóm vấn đề khó khăn
Đại diện cộng đồng DNNVV mong muốn Chính phủ tiếp tục có các giải pháp tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính.
Nhóm vấn đề thứ nhất, đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất thuế thu nhập DN năm 2021 để duy trì hoạt động kinh doanh. Có giá cho thuê ưu đãi, chương trình hỗ trợ thiết thực đối với các DN làng nghề để thu hút các DN này đưa nhà máy sản xuất vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Nhóm vấn đề thứ hai, hỗ trợ DN tiếp cận tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả lương cho người lao động, đào tạo, đào tạo lại, tạo việc làm và an sinh xã hội cho người lao động (ưu tiên tiêm vaccine nhanh nhất có thể cho đối tượng này); lãi suất cho vay tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với phương án kinh doanh của các DN (các điều kiện cho vay về tài sản đảm bảo cần có phương án phù hợp hơn).
Nhóm vấn đề thứ ba, DN đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội cho phép được tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội hết tháng 6/2022.
Nhóm vấn đề thứ tư, chi phí logistics ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất, nhập khẩu, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các mắt xích logistics và có giải pháp ổn định chi phí này.
Nhóm vấn đề thứ năm, đề nghị Chính phủ ban hành chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ DN như giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối DN trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt, đẩy mạnh hỗ trợ các DN chuyển đổi số.
Đề xuất của DNNVV với T.Ư
Thứ nhất, T.Ư tiếp tục tổ chức các chương trình hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo và cộng đồng doanh nghiệp (offline và online), tổ chức khảo sát, nắm bắt, ghi nhận, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc với nhiều hình thức phù hợp để kịp thời giải quyết và sau đó đánh giá thực chất kết quả xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ hai, T.Ư tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các kế hoạch, chương trình công tác về hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021 và giai đoạn đến năm 2025. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN về thủ tục, chú trọng các dự án đầu tư lớn nguồn vốn cả trong và ngoài ngân sách (Đẩy nhanh các gói đầu tư công, ưu đãi dành các dự án phù hợp với năng lực thực hiện của các DNNVV, các DN khởi nghiệp, DN làng nghề).
Thứ ba, T.Ư tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ DN thành lập mới và tích hợp các dịch vụ tiện ích trong quy trình thực hiện các TTHC về đăng ký kinh doanh nhằm giúp DN giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN khởi nghiệp. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giải quyết các TTHC về đăng ký DN, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, các thủ tục hành chính thuộc các ngành như: quy hoạch, xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường, y tế, chuyển đổi số…
Nhìn chung, cộng đồng DNNVV mong lãnh đạo T.Ư sẽ cam kết đưa ra thông điệp cụ thể và mạnh mẽ để cùng người dân, DN đoàn kết chung sức xây dựng phát triển đất nước những tháng cuối năm 2021. Sang năm 2022 bứt phá, dẫn đầu của cả nước về cải cách TTTHC, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các DN, hoạt động an sinh xã hội luôn được đảm bảo.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)