Chiều 11/6, tại TP. Vĩnh Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc v đon cng tác Chính phủ đã c buổi lm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long, trong đ tập trung vo 2 nội dung chính l việc khắc phục hạn, xâm nhập mặn v tái cơ cấu nng nghiệp.
Theo báo cáo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Quang, 6 tháng qua, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDRP) ước tăng 4,14% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,12%; kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 8 triệu USD, tăng hơn 29% so với cùng kỳ 20. Đến cuối năm 20, tỉnh có 23 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 25,84% số xã.
Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng xấu do hạn, xâm nhập mặn. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực I giảm nhiều so với cùng kỳ, dẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt thấp (tăng 4,14% so với kế hoạch 7,2%), trong đó giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,97%. Năng suất, sản lượng lúa giảm 10,6%. Tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chậm. Những diễn biến bất thường của thời tiết, lốc xoáy, triều cường dâng cao ở một số nơi đã tác động tiêu cực đến đời sống người dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Quang Hiếu
Tại buổi làm việc, tỉnh có một số đề xuất, kiến nghị Thủ tướng, các bộ, ngành chức năng xem xét, chấp thuận hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các công trình trọng điểm của tỉnh như hỗ trợ 751 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi phòng chống hạn và xâm nhập mặn; đầu tư dự án Bảo tàng nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Vĩnh Long…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần đoàn kết nhất trí của tập thể lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long, nhờ đó, đã phấn đấu đạt kết quả khá tốt về phát triển kinh tế-xã hội; công tác khắc phục hậu quả xâm nhập mặn và công tác tái cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả bước đầu; đời sống người dân ngày càng được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ một số điểm hạn chế mà tỉnh cần khắc phục như: Việc giải ngân vốn đầu tư còn chậm; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế; một số chỉ tiêu như tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; tái cơ cấu nông nghiệp chưa thực sự đạt yêu cầu đề ra...
Thủ tướng yêu cầu Vĩnh Long tập trung chỉ đạo thực hiện tốt 2 nội dung lớn liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và phòng tránh thiên tai.
Thủ tướng chỉ đạo tỉnh cần chuẩn bị tốt cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, nhất là Hiệp định TPP. Nội dung này cần được quán triệt, triển khai thực hiện tốt ở cấp ủy, chính quyền các cấp đến từng người dân trong tỉnh, đặc biệt là cần thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đáp ứng với tình hình mới.
Vĩnh Long cần chủ động, sáng tạo trong phòng chống thiên tai trong trường hợp hiện tượng El Nino tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, nhất là về cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu áp dụng các loại cây giống, con giống thích ứng với môi trường nước mặn; sao cho giảm thiểu thiệt hại nếu thiên tai xảy ra.
Thủ tướng đề nghị Vĩnh Long cần làm tốt công tác quy hoạch đô thị, nông thôn trên cơ sở có cái nhìn tổng quát về tam giác phát triển: Kinh tế - xã hội - môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động; tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp cả bằng biện pháp công trình và phi công trình phù hợp với định hướng phát triển bền vững.
Cơ bản tán thành các kiến nghị của tỉnh, Thủ tướng chỉ đạo Vĩnh Long tập trung triển khai tốt việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, Thủ tướng cũng đề nghị Vĩnh Long quyết liệt hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đi liền với tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và chú ý tạo điều kiện cho hoạt động khởi nghiệp. Tỉnh cần lưu tâm đến nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng bộ máy hành chính theo hướng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng đến thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Hồng. Ảnh: Quang Hiếu
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng đã đến dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Thủ tướng đã đến thăm mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Hồng và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Quân (TP. Vĩnh Long).
*Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Công ty TNHH Tỷ Xuân ở KCN Hòa Phú. Công ty có 18.400 lao động, chuyên sản xuất giày, năm 20 đạt sản lượng 19,5 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu đạt 160 triệu USD.
Biểu dương những thành công của công ty và đóng góp cho địa phương, Thủ tướng cho rằng việc Việt Nam đã, sẽ tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do sẽ mở ra cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng, nhất là da giày, dệt may nên triển vọng phát triển của Công ty rất lớn.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Công ty, ngoài chú trọng hoạt động sản xuất, xuất khẩu, thì cần quan tâm đến đời sống của công nhân, giữ gìn vệ sinh, môi trường.